Khởi động thực hiện phim truyền hình lịch sử “ cuộc vượt ngục thần kỳ“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 06/10/2010, tại TP.HCM, Đài Truyền hình TP và Hãng Phim Truyện Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố dự án thực hiện bộ phim truyền hình lịch sử Cuộc vượt ngục thần kỳ.
Khởi động thực hiện phim truyền hình lịch sử “ cuộc vượt ngục thần kỳ“
Xe goòng tù nhân chở đá ngày xưa

Đây là bộ phim truyện truyền hình được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Thành Ủy TP.HCM, UBND TP.HCM, nhằm ca ngợi các chiến sỹ Cách Mạng qua các thời kỳ đã từng bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, sát hại, nhưng đã đấu tranh anh dũng, quật cường tại nhà tù Côn Đảo, nơi được gọi là “địa ngục trần gian”, để biến nhà tù thành trường học Cách Mạng khiến cho kẻ thù cũng phải kính nể, khiếp phục.

Chuyện phim xảy ra vào giai đoạn 1948- 1950, khi cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng ác liệt. Đảo ủy Côn Đảo chủ trương tìm mọi cách giải thoát cho một số lớn cán bộ xuất sắc (đang bị kêu án tù khổ sai chung thân đến khổ sai 20 năm) trở về đất liền, tham gia kháng chiến. Nhiệm vụ quan trọng và nặng nề này được giao cho Hoàng Bách, 28 tuổi, đội trưởng huyện Tân Bình (Sài Gòn- Gia Định).

Cọc neo tàu mòm vẹt

Hoàng Bách sinh trưởng trong một gia đình có nghề làm thuốc Đông y nổi tiếng. Sớm giác ngộ Cách Mạng, anh được phân công vào Sài Gòn làm chiến sĩ tình báo. Sau hai lần bị Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, Bách tổ chức vượt ngục. Người thứ hai là Hùng Năm Căn, 30 tuổi, trung đội trưởng bộ đội địa phương. Nhờ giỏi sông nước và đóng thuyền, anh đã đóng thuyền cho 4 lần vượt ngục, nhưng lần thứ tư, thuyền vỡ, anh trôi dạt sang Malaysia, trở thành quân du kích địa phương chống thực dân. Bị bắt trong một trận càn, Hùng bị giao trả chọ bọn Pháp và bị đày ra Côn Đảo. Người thứ ba là Mẫn xiếc, 20 tuổi, nguyên là diễn viên xiếc, hoạt động quân báo nội thành sài Gòn. Giữ đường dây liên lạc cho Bách. Người thứ tư là Tư Cầu Muối, 36 tuổi, một đại ca khét tiếng torng giới giang hồ, được bọn Pháp cho làm cai ngục, nhưng sau được Bách và Hùng cảm hóa, đi theo Cách Mạng. Người thứ năm là Kinh Quốc, 30 tuổi, theo Việt Nam Quốc dân đảng, từng được đào tạo quân sự chính quy tại Hoàng Phố (Trung quốc). Được tiếp xúc với những người tù Cách Mạng, Quốc quyết vượt ngục, phục vụ cho kháng chiến. Nhóm 5 người, do Hoàng Bách lãnh đạo, có biệt danh là nhóm “Ngũ Long”, đã trải qua biết bao gian khổ để cuối cùng thực hiện thành công Cuộc vượt ngục thần kỳ.

Đá ở cầu tàu như còn rớm máu
p
Những dãy dài chuồng cọ

Dự kiến, phim sẽ được hoàn tất vào đầu tháng 2/2011 và chính thức lên sóng HTV vào dịp lễ 30/4/2011. Theo đạo diễn - NSƯT Vũ Xuân Hưng, cái khó khăn nhất hiện nay của đoàn phim là bối cảnh và diễn viên. Hiện đoàn đang tích cực casting diễn viên, vì nhân vật đa số là những người tù, nên việc tìm cho được diễn viên có ngoại hình gầy gò, đen đúa, không phải dễ. Vấn đề còn lại là thời gian, làm sao chọ kịp lịch phát sóng đã quy định.

Dụng cụ đàn áp tù nhân
Hệ thống nhà tù thời mỹ -ngụy

Cuộc vượt ngục thần kỳ với thời lượng 30 tập, kịch bản Đinh Thiên Phúc, do đạo diễn NSƯT Vũ Xuân Hưng thực hiện, quay phim NSƯT Vũ Quốc Tuấn, họa sĩ Trương Minh Khánh, giám đốc sản xuất Vương Đức, do HTV và Hãng phim truyện Việt Nam phối hợp thực hiện. Trong đó, HTV lo phần “truyền thông và hỗ trợ một phần kinh phí”, Hãng phim truyện Việt Nam lo phần “sản xuất”. Kinh phí gấp hai lần phim truyện bình thường (khoảng 360 triệu/tập).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật