Ngày 30/4 trong nụ cười và nước mắt người trẻ

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
GS Phạm Hồng Tung nói, nhiều sinh viên Mỹ khi học lịch sử Việt Nam đã khóc, họ hiểu điều cần nhất là bàn tay người Việt nắm chặt nhau chứ không phải thắp mãi ngọn lửa thù hận.
Ngày 30/4 trong nụ cười và nước mắt người trẻ
Ảnh minh họa

với Báo , GS Phạm Hồng Tung, Chủ biên chương trình môn Lịch sử mới, viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐH Quốc gia Hà Nội, nhớ lại ngày đất nước chưa thống nhất, khi ấy ông là cậu bé 4 tuổi, chưa gặp mặt bố.

“Ngày ấy bố tôi là bộ đội ở chiến trường miền Nam, mẹ tôi là nông dân ở phía Bắc, ban ngày làm ruộng, tối vác súng trường cùng dân quân đi giữ làng, giữ xóm.

Ấn tượng để lại trong tôi đến bây giờ không phai nhạt đó là hình ảnh bà tôi, mỗi ngày đều chỉ lên tấm hình bố tôi treo trên cột nhà. Bà vừa nói vừa khóc: Bố con sắp về rồi…

Bố trở về khi tôi 5 tuổi, ông dạy tôi bằng nếp sống quân sự rất nghiêm khắc.

Những năm tháng cuối đời vết thương cũ tái phát, bố tôi trở nên cáu bẳn. Nhưng mẹ tôi và chúng tôi hiểu nỗi đau của người lính ở chiến trường nên thương và thông cảm cho bố.

Tôi vẫn thường kể lại câu chuyện này với các con của mình, về tình cảm gắn kết của hậu phương và người ngoài chiến tuyến thời chiến tranh, là sự biết ơn lúc hòa bình. Tôi trăn trở, xã hội, nhà trường, giáo dục hiện đại cần làm tốt hơn nữa để thế hệ trẻ biết ơn xương máu của ông cha đã đổ xuống ở các chiến trường để thế hệ hôm nay có tự do, hòa bình…”

GS Phạm Hồng Tung ngừng lời, đôi mắt của ông dâng lên niềm tự hào, xúc động khi nhắc tới ngày 30/4.

Ý nghĩa lịch sử

- Đã 43 năm trôi qua sau chiến thắng 30/4, vậy nghĩa quan trọng nhất của ngày lịch sử này như thế nào thưa ông?

- Quốc lễ 30/4 là ngày kỷ niệm một trong những chiến công hiển hách nhất của lịch sử dân tộc. Đó là dấu mốc 11h30 ngày 30/4/1975 lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cắm trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Trải qua nhiều mất mát, đau thương, lần đầu tiên từ năm 1858 nước ta sạch bóng tất cả các loại ngoại xâm, khôi phục được nền độc lập thống nhất trọn vẹn.

- Vậy chiến thắng lịch sử này sẽ được giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông mới thời gian tới như thế nào thưa ông?

- Lịch sử Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ lâu đã được đưa vào SGK, chính tôi khi còn là một học sinh khi ấy còn ngồi trên ghế nhà trường đã được tiếp cận với các sự kiện nóng hổi. Liên tục cho đến ngày hôm nay, sự kiện cốt lõi này được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông.

Ở chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi có kế thừa và phát triển trong cách dạy và học. Khi lịch sử càng lùi xa vào quá khứ thì sẽ có những nhận thức đầy đủ hơn. Khi mở rộng ra, nhìn Đại thắng mùa Xuân 1975 trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này.

Lúc bấy giờ, chiến tranh ở Việt Nam là trọng điểm nóng nhất của thế giới khi đang diễn ra chiến tranh lạnh, là biểu hiện cực đoan của cuộc đối đầu giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa. Trong chiến công của chúng ta có đóng góp toàn bộ của phe xã hội chủ nghĩa và của toàn nhân loại. Đó là những bộ quần áo, lương khô của người Trung Quốc đã giúp đỡ nhân dân ta. Những khẩu súng AK của nhân dân lao động Tiệp Khắc, những vũ khí hiện đại của Liên Xô hay các thiết bị y tế, những viên thuốc là tình cảm, là xương máu của nhân dân Cuba, nhân dân Đông Đức anh em. Và cũng không thể quên đóng góp của Phong trào hòa bình, ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ của nhân dân hàng chục nước phương Tây, kể cả nhân dân Mỹ.

- Trong nhà trường, những bài học nào phía sau chiến thắng cần được giáo dục cho thế hệ trẻ thưa ông?

- Bài học thứ nhất kế thừa từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta phải dạy cho học sinh hiểu được việc phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Nếu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta có thể đập tan máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội bằng ý chí quyết chiến quyết thắng, bằng tầm nhìn xa thấy rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trình trí tuệ của bộ đội và bằng vũ khí hiện đại, thì qua đó học sinh hôm nay phải biết vận dụng bài học đó để tập trung vào học ngoại ngữ, tiếp cận tri thức và công nghệ đỉnh cao của thế giới để đưa đất nước thoát khỏi tụt hậu trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0.

Chúng ta cần giáo dục học sinh sống hữu nghị, hòa bình cùng phát triển, không gây hấn. Cha ông ta phải chiến đấu quên mình trong những cuộc trường chinh, nhưng không phải chiến đấu là để chiến đấu, là để xâ‌m lượ‌c, mà là: chiến đấu để được sống trong tự do và hòa bình. Đó là đạo nghĩa của dân tộc ta.

Tôi rất lo ngại với một bộ phận giới trẻ khi chưa thấu hiểu được điều này nên dễ có những hành vi, suy nghĩ gây hấn, ưa dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong đời sống hàng ngày. Đánh nhau trên phố, gây sự, chửi bới trên mạng xã hội không bao giờ mang lại cái gì tốt đẹp. Chúng ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ sống bản lĩnh, hào hùng, tự trọng, không nhu nhược, nhưng không được làm “anh hùng rơm”.

Bài học thứ hai, chúng ta phải ghi nhớ sự giúp đỡ của nhân loại và các dân tộc anh em với Việt Nam trong chiến tranh. Chẳng hạn, đó là từng mét vải, từng gói lương khô của người Trung Quốc. Chúng ta cần phải ghi ơn họ, bởi khi đó người Trung Quốc đó cũng rất đói, có nơi người ta phải ăn cả cỏ, cả vỏ cây bạch dương, đến mức nhiều người chết đói nhưng vẫn viện trợ cho nhân dân Việt Nam đánh Mỹ.

Chúng ta biết ơn để không lệ thuộc vào họ mà để cư xử sao cho tình nghĩa theo đúng đạo lý của cha ông và đúng cách ứng xử hiện đại của công dân Việt Nam toàn cầu. Nếu ngày nay họ hay bất kỳ ai hiếu chiến, gây hấn một cách sai trái, trái với luật pháp quốc tế và xâm phạm lợi ích dân tộc ta, như ngang nhiên đe dọa cướp biển cướp đảo của Việt Nam thì chúng ta phải đấu tranh kiên quyết. Và nếu Trung Quốc có thảm họa, thiên tai thì Nhà nước, nhân dân ta cũng nên “một miếng khi đói bằng một gói khi no” để thế giới thấy được Việt Nam là đất nước trươc sau trọn nghĩa vẹn tình.

Lòng nhân ái, biết ơn người thật lòng giúp đỡ mình, yêu thương con người là một trong những phẩm chất cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tính nhân văn, yêu hòa bình cũng được thể hiện nhất quán trong chương trình lịch sử mới. Dạy lịch sử chiến tranh một cách khoa học là luôn phải hướng đến yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình, biết sống với nhau trong hữu nghị và hợp tác.

Bài học thứ ba, khép lại quá khứ không có nghĩa là chúng ta lãng quên lịch sử, hòa hợp không có nghĩa là chúng ta không phân biệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Chúng ta phải dạy học sinh sự hòa giải thật sự, không lấy hận thù trong quá khứ để sản sinh tiếp hận thù trong tương lai.

Muốn làm được điều đó thì thế hệ trẻ phải biết sự thật về quá khứ và hiểu đúng, hiểu toàn diện về những sự thật đó. Che giấu sự thật, xuyên tạc sự thật là sai lầm. Tất nhiên, sự thật lịch sử phải được nhận thức một cách khoa học. Không được đánh đồng sử học với tuyên truyền. Có những nội dung tuyên truyền trong quá khứ, bây giờ cứ lặp lại mãi thì không còn phù hợp, thậm chí là phả‌ּn cả‌ּm.

Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ảnh tư liệu.Nhiều sinh viên từ Mỹ về Việt Nam học lịch sử đã khóc

- Nhiều người hoài nghi thế hệ trẻ hôm nay có nguy cơ lãng quên sự hy sinh của lịch sử, của cha anh.Với kỷ niệm ngày quốc lễ, chúng ta phải giáo dục trong gia đình như thế nào thưa ông?

- Với những gia đình có ông cha là anh hùng liệt sĩ, ngày này hãy thắp nén hương thơm để tưởng nhớ. Hàng ngày chúng ta cần giáo dục con cháu thấy được tầm vóc của ông cha, giá trị của lịch sử, đừng để cuộc sống sau chiến tranh có lúc vất vả, hình ảnh cựu chiến binh trở nên nhếch nhác, bị coi thường trong mắt người trẻ.

Còn những người con có người thân bên kia chiến tuyến, tham gia vào chính quyền Việt Nam cộng hòa vẫn luôn có cách giáo dục đúng đắn, đó là nói cho con cháu hiểu do hoàn cảnh lịch sử, cha anh đã chọn nhầm chỗ đứng. Họ phải trả giá cho sai lầm của mình. Nhưng xã hội đang mở rộng vòng tay để chào đón họ, từ đó rút ra những bài học cần thiết để vượt qua mặc cảm của quá khứ. Đừng để quá khứ trở thành cái ba lô đè bẹp mình trong hiện tại và trong tương lai.

Người dân về viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các thiết bị phòng cháy không thể thiếu trong gia đìnhTIKI.VN

Hãy trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết và đạt tiêu chuẩn để giúp bảo vệ bạn và người thân khi xảy ra sự cố.

Tôi từng dạy nhiều sinh viên từ Mỹ đến Việt Nam học tập. Nhiều người trong đó là con em Việt kiều, trước đây tham gia quân lực Việt Nam Cộng hòa. Họ đã được anh cha kể nhiều chuyện xấu về chế độ. Họ học lịch sử Việt Nam với tinh thần rất cảnh giác.

Tôi cho họ đọc nhiều tài liệu nước ngoài, đọc nhật ký của bộ đội, dẫn họ tới gặp cựu chiến binh. Họ được nói chuyện thoải mai với các cựu chiến binh, nghe kể về đời sống gian khổ thế nào, về cảnh mặt đất đã chao đảo trong các trận bom B52 thế nào. Rồi những cơn sốt rét, những cánh rừng trụi là do bom Napalm hay chất độc da cam. Tôi dẫn các em đến Ngã ba Đồng Lộc. Họ đã khóc rất nhiều. Họ hiểu ra, điều cần nhất bây giờ là những bàn tay người Việt nắm chặt nhau chứ không phải thắp mãi ngọn lửa hận thù của quá khứ để nung đốt con tim thù hận.

- Còn nhiệm vụ của xã hội khi nhắc về ngày 30/4 cho những lớp thế hệ sau như thế nào?

- Chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ tự hào về tầm vóc chiến thắng, và cần hơn cả là những kinh nghiệm lịch sử được rút ra. Chúng ta phải tôn vinh những người dân bình thường khi đã hiến cả ngôi nhà của mình để lót đường cho xe chạy, để có được đất nước thái bình thịnh trị ngày hôm nay. Để từ đó những cán bộ tham nhũng, hại nước hại dân phải biết xấu hổ, còn nhân dân thì ủng hộ Đảng, nâng cao tinh thần chống tham nhũng, chống “nội xâm”.

Điều quan trọng nhất, chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu, anh cha ta đã chiến đấu để chúng ta được sống trong hòa bình chứ không phải khơi sâu sự hận thù.

- Theo ông chúng ta cần có những hoạt động thiết thực gì cho ngày lễ này?

- Chiến thắng ngày 30/4 rất vĩ đại nhưng chúng ta đừng quên góp phần làm nên chiến thắng đó là những người dã tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ Gạc Ma, Vị Xuyên, vì sẽ trở thành vô nghĩa nếu chúng ta tách riêng chiến thắng 30/4 để tôn vinh.

Các bạn trẻ ngày nay có những cách chào đón ngày rễ của riêng mình. Tôi mong các bạn hãy nghĩ ra nhiều hơn cách kỷ niệm chiến thắng này với những nụ cười rạng rỡ, những ca khúc mang hơi thở cuộc sống, gần gũi như nhạc của Sơn Tùng M-TP hay nhạc rap, rock vv…. Đó có thể là những ngày hội công nghệ thông tin hay tổ chức giải thiết kế games tái hiện những trận chiến hiển hách của dân tộc. Tôi tin rằng với trí tuệ, các bạn trẻ ngày nay hoàn toàn có thể làm được.

Còn kỷ niệm ngày chiến thắng bằng cách ăn chơi quá đà, say bí tỉ hay đua xe mua vui… đều hết sức phả‌ּn cả‌ּm và đáng lên án. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật