Người phụ nữ quyền lực trong hậu trường Hoa hậu Thế giới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giữa những ồn ào và hào nhoáng của thế giới nhan sắc, ’nữ vương’ của thế giới ấy lại giản đơn, khiêm nhường và vô cùng kín tiếng.
Người phụ nữ quyền lực trong hậu trường Hoa hậu Thế giới
Ngay cả khi Việt Nam thất hứa với Hoa hậu Thế giới trong năm nay, tuyệt nhiên bà cũng không bình luận điều gì bất lợi. (Bà Julia Morley trong buổi ký kết văn t

Lặng lẽ trong sự náo nhiệt

Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010 đã bắt đầu diễn ra. Trong một tháng ròng, những nhan sắc đại diện cho hơn 120 quốc gia trên thế giới sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý. Cuộc thi năm nay được đặc biệt chú ý vì nó đánh dấu chặng đường 60 năm hình thành và phát triển cuộc thi nhan sắc lớn nhất hành tinh. Song, một trùng hợp thú vị ít được chú ý tới - bà chủ của Tổ chức Hoa hậu Thế giới, Julia Morley - năm nay cũng tròn 70 tuổi.

Trước sự ồn ào, náo nhiệt vây xung quanh cuộc thi, các thí sinh và nhất là người thắng cuộc, dường như sự lặng lẽ của người phụ nữ có quyền định đoạt số phận của những cô gái đẹp nhất hành tinh này là một cách hành xử khôn ngoan. Người ta ít thấy bà nói về mình, về công việc mình làm. Hình ảnh thường thấy trên gương mặt bà là nụ cười rạng rỡ khi sải những bước chân âm thầm bên cạnh các Hoa hậu Thế giới tham gia các sự kiện hoặc làm từ thiện ở những nơi mà người ta thậm chí chẳng hề biết bà là ai.

Sinh năm 1941 tại Vương quốc Anh, Julia sớm bước vào nghề người mẫu. Năm 1960 khi tròn 20 tuổi, Julia Morley thành hôn với Eric Morley, người sáng lập ra cuộc thi Hoa hậu Thế giới sau khi gặp nhau tại một dạ tiệc.

So với năm 1951, khi Hoa hậu Thế giới chỉ là một cuộc thi áo tắm, 10 năm sau cuộc thi đã tiến được một bước dài. Đây là năm thứ hai cuộc thi được phát sóng trên truyền hình và đã gây được tiếng vang lớn. Vì vậy việc Eric Morley thành hôn với một cô gái kém mình tới 23 tuổi đã thu hút sự chú ý của công chúng thời bấy giờ.

Trái với phong thái bên ngoài có phần xuề xòa, Julia Morley là một phụ nữ có khả năng đảm đương những công việc lớn lao. Từ khi thành hôn với Eric Morley, bà âm thầm đứng sau chồng hỗ trợ các công việc nơi hậu trường, từ việc dẫn dắt thí sinh cho tới việc bảo vệ họ tránh khỏi áp lực của báo chí. Từ năm 1968, bà trở thành người phụ trách hoạt động thường nhật của các đương kim Hoa hậu

Nhan sắc và 'mục đích cao cả'

Trong suốt thời gian cùng chồng làm việc, bà đã luôn cố gắng để cuộc thi không rơi vào "cái bẫy" hạ thấp phẩm giá người phụ nữ. Chính bà là người đặt ra khẩu hiệu "Sắc đẹp vì mục đích cao cả" và nghiêm cấm tiết lộ thông tin nhạ‌y cả‌m liên quan tới các thí sinh.

Trải qua không ít sóng gió với vô số lời đàm tiếu xung quanh cuộc thi và kết quả mà nó đưa ra hàng năm, Julia và chồng vẫn kiên trì cùng nhau tổ chức thành công các kỳ Hoa hậu Thế giới cho đến tận năm 2000. Ngày 9/11 năm đó, sau khi các thí sinh hoàn thành buổi trình diễn đầu tiên tại Tòa nhà Thiên niên kỷ, Luân Đôn để chuẩn bị cho vòng chung kết cuộc thi; Eric Morley đột ngột qua đời sau một cơn đau tim dữ dội.

Tuy những năm cuối đời, sức khỏe ông Eric đã kém đi rất nhiều và từ năm 1998, người ta đã thấy Julia thay chồng lên công bố ba vị trí cao nhất của cuộc thi, song sự ra đi của ông vào thời điểm đó vẫn khiến mọi thứ trở nên rất khó khăn với bà. Nén nỗi đau buồn, Julia quyết tâm tiếp tục điều hành cuộc thi. Đêm chung kết diễn ra tốt đẹp vào 30/11, đã chọn Hoa hậu Ấn Độ Priyanka Chopra làm tân Hoa hậu Thế giới.

Bước vào thế kỷ XXI, ở tuổi 60, Julia Morley chính thức trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trong ngành công nghiệp nhan sắc, tuy bà vẫn thường xuất hiện trên báo chí với danh xưng "quả phụ của người sáng lập ra cuộc thi Hoa hậu Thế giới". Tuy nhiên, bà đã cố gắng không mệt mỏi để thoát dần khỏi cái bóng của người chồng quá cố, đồng thời cố gắng tìm cách làm mới một cuộc thi đã có phần quá cũ kỹ và đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với đối thủ là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Bà Julia Morley cùng Hoa hậu Thế giới 2009 Ksenia Sukhinov, Ảnh Ngôi sao

Julia Morley nghiêm khắc kiểm điểm lại cuộc thi bà đang chịu trách nhiệm tổ chức, thậm chí đã từng dùng từ "ngớ ngẩn" khi nói về việc để các thí sinh diễu qua diễu lại trên sân khấu trong những bộ áo tắm lấp lánh trước khi được người dẫn chương trình phỏng vấn. Mong muốn của bà là làm cho cuộc thi "có ý nghĩa tích cực hơn" với phụ nữ.

Để làm được điều này, Julia Morley ngày càng thể hiện rõ ý tưởng xây dựng cuộc thi Hoa hậu Thế giới theo tiêu chí "Sắc đẹp vì mục đích cao cả". Điều này có thể nhận thấy ở chỗ, cuộc thi dành hẳn một giải phụ "Hoa hậu nhân ái" trao cho một thí sinh trước khi đến với cuộc thi đã có những đóng góp tích cực cho xã hội. Hơn nữa, các hoa hậu được chọn một trong thập kỷ gần đây hầu như không sở hữu nhan sắc nóng bỏng như Hoa hậu Hoàn vũ mà đều có gương mặt và nụ cười thân thiện, ấm áp.

Khó khăn lớn nhất đến với Julia Morley vào năm 2002, khi bà dự kiến sẽ chọn Abuja, thủ đô của Nigeria làm nơi tổ chức sự kiện trọng đại này. Lựa chọn này đã gây tranh cãi vì khi đó một người phụ nữ miền Bắc Nigeria tên là Amina Lawal đang bị kết tội ngoại tình, sẽ bị ném đá đến chết theo luật Sharia của người Hồi giáo. Tổ chức Hoa hậu Thế giới chọn địa điểm này với mong muốn góp phần công khai sự kiện này và giúp thế giới có nhận thức sâu sắc hơn về thân phận người phụ nữ tại đất nước này.

Tuy vậy, những cuộc biểu tình chống đối cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã diễn ra kèm theo B.L vượt ngoài tầm kiểm soát đã cướp đi sinh mạng 220 người dân Nigeria. Nhiều quốc gia đe dọa sẽ tẩy chay Hoa hậu Thế giới. Cuộc thi năm 2002 phải chuyển sang lâu đài Alexandra ở thủ đô Luân Đôn, nước Anh. Năm đó chỉ có 88 thí sinh tham dự - một con số đáng thất vọng.

Trả lời phóng viên đài BBC về sự kiện này, bà nói "Tôi hối tiếc vì những gì đã xảy ra. Phần lớn người dân Nigeria đều chăm chỉ, thân thiện và tốt bụng. Họ cần một cơ hội... Tôi không hề muốn, thậm chí có thể tự hào rằng tôi chưa từng làm gì khiến ai phải đau đớn. Chính chúng tôi đã cứu sống biết bao người nhờ số tiền gây quỹ được..."

Dù bà đã phải lập tức thuê máy bay đưa toàn bộ thí sinh sang Anh trước áp lực từ phía các bậc phụ huynh, nhưng khi nhắc tới đất nước Nigeria, bà vẫn dành những lời lẽ hết sức tốt đẹp: "Khi đó chúng tôi đang cùng các thí sinh ngắm nhìn lũ khỉ trong các khu rừng nhiệt đới. Phong cảnh ở đây thật tuyệt vời. Chúng tôi cùng thảo luận về chiến dịch hành động vì bệnh AIDS mà không ngờ tới điều gì đang xảy ra ngoài kia..."

Với mọi quốc gia mà cuộc thi đã đi qua Julia Morley đều dành tình cảm hết sức tốt đẹp, ít nhất là chưa bao giờ bà tỏ thái độ tiêu cực trên báo chí. Ngay cả khi Việt Nam thất hứa với Hoa hậu Thế giới trong năm nay, tuyệt nhiên bà cũng không bình luận điều gì bất lợi. Cuộc thi được chuyển sang Sanya, Trung Quốc một cách êm thấm. Có lẽ sự điềm đạm và kín tiếng đó đã trở thành bí quyết để bà đứng vững trên một môi trường vốn không phải nơi dành cho những phụ nữ đã đứng tuổi.

Dù nhiều người vẫn coi Tổ chức Hoa hậu Thế giới là một cỗ máy kiếm tiền, sau nhiều nỗ lực không mệt mỏi, ở tuổi 70, đóng góp cho cộng đồng của bà đã được ghi nhận xứng đáng. Bà trở thành chủ tịch Quỹ từ thiện nổi tiếng Veriety International và ngày 20/9 vừa qua được trao tặng Giải thưởng Nhân đạo tại Dublin, Ireland. Và giờ đây, cả thế giới đang chờ đợi phán quyết chịu ảnh hưởng lớn từ sự lựa chọn của bà - ai sẽ xứng đáng trở thành người đẹp nhất thế giới năm 2010?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật