Nhiệm vụ đã hoàn thành là nhiệm vụ gì?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Mỹ D. Trump cuối tuần trước đã ra lệnh tấn công Syria lần thứ hai để trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad, người bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học đối với dân thường. Liệu sự phô diễn sức mạnh bằng tên lửa và máy bay chiến đấu của Mỹ có thể thuyết phục chính quyền al-Assad từ bỏ vũ khí hóa học?
Nhiệm vụ đã hoàn thành là nhiệm vụ gì?
Một cơ sở tình nghi liên quan tới vũ khí hóa học của Syria bị trúng bom.

Tình thế lưỡng nan

Năm 2014, khi Syria vận chuyển những gì mà họ cho là “vũ khí hóa học cuối cùng” ra khỏi đất nước, Ngoại trưởng Mỹ khi đó, ông John Kerry, tuyên bố rằng các “giải pháp ngoại giao khéo léo” có thể mang lại kết quả tích cực hơn những vụ tấn công vào một vài cơ sở hóa học của Syria.

“Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận về việc di chuyển 100% vũ khí hóa học”, ông J.Kerry nói vài tuần sau đó, khi một con tàu của Mỹ tiêu hủy 600 tấn chất độc hại từ Syria.

Tuy nhiên, năm ngoái, Tổng thống mới của Mỹ, ông D.Trump đã gọi cách tiếp cận của người tiền nhiệm là “ngây thơ”. Ông Trump đã ra lệnh ném bom vào một sân bay Syria, nơi được cho là khởi nguồn của vụ tấn công bằng chất hóa học mới do chính quyền Bashar al-Assad tiến hành.

Cố vấn an ninh quốc gia mới được bổ nhiệm của ông Trump khi đó, tướng H. R.McMaster dự đoán sẽ có “sự thay đổi lớn” trong tính toán của Tổng thống as‌sad, bởi vì đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện “hành động quân sự trực tiếp”.

Nhưng đến giờ phút này, kinh nghiệm cay đắng ở Syria đã cho thấy đánh giá của ông Kerry là sai lầm, còn tướng McMaster thì quá lạc quan.

Cuối tuần trước, quân đội Mỹ (cùng với Anh và Pháp) đã dội tên lửa xuống ba địa điểm tình nghi là chứa vũ khí hóa học ở Syria, trong một cuộc tấn công có quy mô gấp đôi năm ngoái. Song không ai dám bảo đảm, chính quyền của Tổng thống as‌sad có tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học hay không.

Ngay sau đợt tấn công bằng tên lửa, Tổng thống D.Trump dường như đã bị thuyết phục rằng sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ mang lại hiệu quả, và ít nhất trong thời gian tới chính quyền as‌sad sẽ ngừng các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.

“Không thể có kết quả tốt hơn. Nhiệm vụ đã hoàn thành”, tổng thống viết trên tài khoản twitter cá nhân.

Nhưng nhiệm vụ mà ông đề cập là nhiệm vụ gì?

Ông Trump đặt cược vào sức mạnh quân sự của Mỹ và cho rằng giải pháp đó có thể khuất phục chính quyền của Tổng thống as‌sad. Nhưng, nếu họ vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học thì Tổng thống D.Trump sẽ tự đẩy mình vào tình huống khó xử.

Một là ông sẽ phải tiếp tục leo thang quân sự, lần sau lớn hơn lần trước. Mà khi những cuộc tấn công gia tăng về quy mô, dần dần nó sẽ tạo ra thêm sự đối đầu quân sự không chỉ giữa Mỹ với Syria mà cả với Nga hay Iran. Còn nếu không gia tăng áp lực quân sự, ông Trump sẽ trở nên yếu đuối, bất chấp mọi ngôn từ mạnh mẽ mà ông nói.

Sự bối rối trong cách tiếp cận của ông Trump đối với vấn đề Syria đã được thể hiện ngay trong các phát biểu của ông. Mặc dù hứa sẽ tiếp tục tấn công nếu chính quyền as‌sad lại sử dụng vũ khí hóa học, song ông Trump cũng nói rõ ông không muốn liên quan lâu dài ở Syria.

Cuối tuần trước, quân đội Mỹ (cùng với Anh và Pháp) đã dội tên lửa xuống ba địa điểm tình nghi là chứa vũ khí hóa học ở Syria, song không ai dám bảo đảm, chính quyền của Tổng thống as‌sad có tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học hay không.

Tháng trước, ông Trump đã làm cho các trợ lý sốc mạnh khi trong bài phát biểu về cơ sở hạ tầng ở Ohio, ông tuyên bố quân đội Mỹ sẽ rời Syria “rất sớm”. Theo một quan chức cấp cao giấu tên, ông Trump nói với các trợ lý rằng ông muốn rút quân đội trong... 48 giờ. Những người trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu của tổng thống, trong những ngày kế tiếp, đã giải thích với ông rằng kế hoạch rút quân phải diễn ra ít nhất từ 4-6 tháng.

“Không có một lượng máu hay tiền của nào của Mỹ có thể tạo ra hòa bình và an ninh lâu dài ở Trung Đông. Đó là một nơi đầy bất trắc”, ông Trump nói. “Mỹ sẽ là một đối tác và một người bạn, nhưng số phận của khu vực nằm trong tay của chính người dân vùng này”.

Thiếu chiến lược dài hạn

“Đó không phải là chiến lược về Syria”, Stephen Biddle, Giáo sư tại Đại học George Washington và cố vấn thường xuyên của Lầu Năm góc nhận xét với Washington Post về cách tiếp cận của Tổng thống D.Trump đối với vấn đề Syria. Ông khẳng định: “Đó chỉ là tâm lý trị liệu. Đôi lúc thì cách tiếp cận đó hiệu quả, giống như đánh bạc. Nhưng sớm muộn nó sẽ thất bại và thất bại thảm hại”.

Tại Mỹ, các quan chức cấp cao trong chính quyền, bao gồm cả Phó tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, đã thông báo trước cho các nhà lãnh đạo quốc hội về quyết định của Nhà Trắng trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, khi các quả tên lửa và bom Mỹ đánh vào các cơ sở nghiên cứu, lưu trữ và cơ quan quân sự Syria lúc 4 giờ sáng (giờ địa phương) hôm thứ Bảy, ngay cả những người ủng hộ sự can thiệp quân sự cũng lưu ý rằng, các cuộc tấn công sẽ chẳng có ý nghĩa lâu dài nếu không có một cách tiếp cận rõ ràng và toàn diện.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nói: “Tổng thống cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, không chỉ liên quan đến ISIS, mà còn là cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria”. Ông nói thêm: “Các cuộc không kích có thể là cần thiết, nhưng sẽ không đạt được các mục tiêu của Mỹ ở Trung Đông”.

Nghĩ sĩ Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết sẽ tổ chức một cuộc điều trần trong những ngày tới để xem xét chính sách của Mỹ ở khu vực. Ông hy vọng chính quyền D.Trump sẽ nói rõ quan điểm của mình về vấn đề Trung Đông. “Lực lượng quân đội không thể là phương tiện duy nhất để đáp trả những hành động tàn bạo này”, ông Royce nói.

Nghị sĩ Eliot Engel thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho biết ông không hy vọng chính quyền Mỹ sẽ thành công trong việc ngăn chặn Syria sử dụng vũ khí hóa học.

“Một năm trước, khi quân đội của chúng ta oanh kích các mục tiêu ở Syria để đối phó với một cuộc tấn công vũ khí hóa học khác, tôi đã cảnh báo rằng hành động này nếu không có chiến lược hậu thuẫn sẽ thất bại. Có vẻ như lịch sử lặp đi lặp lại, và không có lý do để mong đợi một kết quả khác nếu thiếu một chiến lược rộng lớn hơn ở Syria”, ông nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8116
  1. Nhân chứng sống vạch trần sự thật vụ tấn công hóa học tại Syria ở OPCW
  2. Chuyên gia Anh: Nga sẽ không học hỏi được gì nhiều từ mảnh vụn Tomahawk
  3. Tên lửa ‘láu cá’ của Mỹ không lại phòng không hiệu quả của Syria
  4. Nga xác thực lại số tên lửa mà Syria bắn hạ: Chỉ 46
  5. Mỹ lên tiếng việc Nga nắm giữ tên lửa “xịt” của liên quân không kích Syria
  6. Cảnh báo của ông Putin sau cuộc không kích của liên quân Mỹ tại Syria
  7. Nga trưng bày tàn tích tên lửa Mỹ phóng vào Syria
  8. “OPCW xác nhận không có vũ khí hóa học ở cơ sở Syria bị Mỹ nã tên lửa”
  9. “Đêm Tomahawk”- cuộc chiến mang tính biểu tượng của Mỹ
  10. Nga sẽ đưa cậu bé Syria ra làm chứng vụ tấn công hoá học bị dàn dựng
  11. Tấn công tên lửa Syria: Miễn cưỡng chấp nhận và bất lực
  12. Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?
  13. TT Pháp nói với ông Putin: Cuộc tấn công vào Syria là hợp pháp
  14. Đưa tàu USS Harry Truman tới Địa Trung Hải, Mỹ lại sắp tấn công Syria?
  15. Tranh cãi vụ tàu ngầm Anh bị Nga bám đuổi ngoài khơi Syria
  16. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ đưa 5.000 xe tải chở vũ khí tới Syria
  17. Liên quân Mỹ ồ ạt tấn công Syria: Sự nhẫn nhịn của Nga đã vượt qua mọi giới hạn!
  18. Mỹ dội 105 tên lửa, tại sao Syria không chặn được cái nào?
  19. Syria: Mỹ sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào để bảo vệ phiến quân SDF ở Manbij
  20. Triều Tiên thấy gì qua cuộc không kích của Mỹ tại Syria?
  21. Nga phát hiện xưởng chế tiền chất vũ khí hóa học của phiến quân Syria
Video và Bài nổi bật