Cận cảnh dàn vũ khí đình đám của Nga vừa khiến địch tê liệt ở chiến trường Syria

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quân đội Nga hôm qua (24/4) cho biết, các hệ thống phòng không của họ ở căn cứ Hmeimim (hay còn được viết là Khmeimim) trên lãnh thổ Syria đã đánh chặn và hạ gục hàng loạt mục tiêu là những vật thể không xác định bay về hướng căn cứ của họ.
Cận cảnh dàn vũ khí đình đám của Nga vừa khiến địch tê liệt ở chiến trường Syria
Ảnh minh họa

Pantsir-S1 (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.

Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất - đối - không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.

Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.

Hệ thống Pantsir-S1 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp tương tự cùng loại nào.

Tên lửa phóng ra từ tổ hợp tên lửa loại này có thể đánh chặn tối đa 10 mục tiêu cùng một lúc trong thời gian 1 phút. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất.

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.

Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch, các loại máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với độ chính xác rất cao, cự ly xa hàng trăm km, độ cao lớn.

S-300 ban đầu được thiết kế nhằm mục đích giúp Nga đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù. Hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa được rất nhiều nước thèm muốn bởi nó là thứ vũ khí hiệu quả hàng đầu trong việc bảo vệ các vùng trời.

S-300 được trang bị nhiều loại ra-đa tối tân, bao gồm đài ra-đa trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, ra-đa trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, ra-đa điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với ra-đa dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng. Hệ thống S-300 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 - báu vật của Không lực Mỹ cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.

Buk-M2 có thể bắn hạ được máy bay chiến thuật, chiến lược, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình, vật bay khí động học, tên lửa đạn đạo chiến thuật trong phạm vi 50km.

Xác suất tiêu diệt máy bay tiêm kích F-15 của Buk đạt 90-95%; với tên lửa hành trình tấn công mặt đất đạt 70-80%; tên lửa đạn đạo chiến thuật đạt 60-70%; trực thăng và máy bay không người lái đạt 70-80%.

Buk-M2 còn có cả các thiết bị chế áp điện tử để bảo vệ hệ thống trước các tên lửa dẫn đường và bom thông minh của đối phương. Tên lửa này cũng kèm theo hệ thống radar phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực.

"Hôm 24/4, ngay sau khi trời vừa bắt đầu tối, các hệ thống vũ khí giám sát bầu trời ở căn cứ không quân Hmeimim của Nga đã phát hiện một nhóm vật thể bay không xác định cỡ nhỏ lao về phía căn cứ”, phát ngôn viên của căn cứ không quân Nga cho biết trong một tuyên bố. “Tất cả mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn bởi các phương tiện phòng không được triển khai tại căn cứ”, nguồn tin khẳng định.

Theo nguồn tin chưa được xác nhận của website “chuyên về tình báo và phân tích” mang tên Mặt trận Phía Nam (South Front), căn cứ của Nga đã bị tấn công bởi hai máy bay không người lái được trang bị các đầu đạn và được phóng đi bởi một trong những nhóm chiến binh ở phía bắc Latakia hoặc phía nam tỉnh Idlib của Syria. Các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga đã bắn hạ hai máy bay nói trên. Ngoài ra, cũng có các nguồn tin cho biết, các hệ thống phòng không của Nga ở Syria còn bắn hạ cả các tên lửa. Một số nguồn tin báo chí khác đưa tin, hai trong số 4 vật thể bay đã bị phá hủy ngay trên không trung khi chúng đang lao về phía căn cứ Hmeimim.

Video clip được cho là ghi lại hình ảnh cuộc tấn công đã xuất hiện trên mạng xã hội.

Phát ngôn viên của căn cứ không quân Hmeimim sau đó cũng lên tiếng xác nhận, căn cứ của họ vẫn đang hoạt động bình thường và không có bất kỳ thương vong hay tổn thất gì gây ra từ cuộc tấn công bất thành mới nhất đó.

Đây không phải là lần đầu tiên căn cứ Hmeimim của Nga ở Syria bị tấn công và cũng không phải là lần đầu tiên lực lượng quân sự chặn đứng một cuộc tấn công kiểu như vậy.

Hồi giữa tháng Một đầu năm nay, các hệ thống phòng không của Nga từng vô hiệu hóa một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cả căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ ở tar‌tus của Nga trên lãnh thổ Syria. Lực lượng khủ‌ng b‌ố đã tung ra 13 chiếc máy bay không người lái cùng đồng loạt tấn công các căn cứ của Nga. Những chiếc máy bay này trông rất thô sơ nhưng lại chứa vũ khí và các công nghệ vượt xa khả năng tự chế của lực lượng chiến binh khủ‌ng b‌ố. Tất cả 13 chiếc máy bay không người lái tấn công hai căn cứ của Nga khi đó đều bị đánh chặn và bị quân đội Nga tịch thu.

Căn cứ Hmeimim là một trong hai căn cứ quân sự của Nga ở Syria. Căn cứ này nằm ở thành phố ven biển Jableh. Căn cứ thứ hai của Nga là căn cứ tar‌tus. Cả hai căn cứ này đều được bảo vệ bởi các tên lửa đất đối không tầm xa, trong đó có hệ thống lừng danh S-400 được triển khai gần Hmeimim và hệ thống phòng không mạnh không kém - S-300VM ở tar‌tus. Cả hai hệ thống vũ khí phòng không đình đám trên của Nga đều có tầm bắn lên tới 400km dựa vào tên lửa chúng sử dụng và chúng được xếp hạng là những hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thiện chiến nhất thế giới hiện nay.

Bổ sung vào hai loại vũ khí đỉnh cao trên còn có các tên lửa tầm ngắn cực mạnh khác, trong đó có tên lửa tầm trung Buk-M2 và tên lửa tầm ngắn Pantsir S1. Những tên lửa này giúp tạo thêm các lớp bảo vệ vững chắc cho cả Nga và Syria. Chúng có thể bảo vệ một khu vực chiến lược khỏi bất kỳ mối đe dọa nào, từ máy bay không người lái được vũ trang loại nhỏ và máy bay bay tầm thấp đến các tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật