Vì sao phải dời đồn biên phòng để FLC đầu tư quần thể du lịch?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các chuyên gia lo ngại trước việc Quảng Ngãi đề nghị dời đồn biên phòng để FLC xây quần thể du lịch; cho phép nhà đầu tư bố trí tuyến đường ra biển cho dân cách nhau 8 km.
Vì sao phải dời đồn biên phòng để FLC đầu tư quần thể du lịch?
Ảnh minh họa

Ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh , vừa đề nghị cơ quan chức năng tạm dừng các thủ tục đầu tư xây dự án Đồn Biên phòng Bình Hải về phía tây tuyến đường Bắc Nam Vạn Tường (huyện Bình Sơn), nhường đất cho Tập đoàn FLC đầu tư quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng, tham mưu UBND tỉnh gửi văn bản kiến nghị Bộ Quốc phòng, điều chỉnh các vị trí đất quốc phòng nằm trong phạm vi ranh giới của dự án.

Cần thận trọng chuyển dời Đồn Biên phòng

Trao đổi với Báo , thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, cho biết việc bố trí đồn biên phòng ở đâu đã được nghiên cứu rất kỹ. Bởi lẽ đồn nằm trong thế trận phòng ngự, bảo vệ địa phương.

"Di chuyển đồn biên phòng đi chỗ khác mà vẫn bảo vệ được an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới biển thì Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Quảng Ngãi và quân khu 5 phải làm việc kỹ lưỡng với nhau. Ba bên thống nhất với nhau thì mới có thể chuyển dời được", ông Trung nói.

Trong khi đó, ông Võ Đức Huy, nguyên Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho hay đồn biên phòng thuộc vị trí quân sự, do vậy có nên hay không dời phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, quân khu 5.

"Việc dời đồn đến vị trí mới phục vụ phát triển kinh tế cần có cơ quan chuyên môn phân tích chuyên sâu về vấn đề an ninh quốc phòng", ông Huy cho hay.

Thắng cảnh Ba Làng An, di sản địa chất núi lửa ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), nằm trong dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị do Tập đoàn FLC đề xuất. Ảnh: Minh Hoàng.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 17/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đồng ý với Tập đoàn FLC về ranh giới và phương án quy hoạch giai đoạn 1 của dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn với tổng diện tích giai đoạn 1 là 1.243 ha.

Trong khi dự án vẫn còn trong "giai đoạn quy hoạch", Chủ tịch Quảng Ngãi đã yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm để kịp tiến độ cho Tập đoàn FLC khởi công công trình vào ngày 19/5.

Đề nghị giải trình việc ứng 500 tỷ

Trước tình hình này, lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và huyện Bình Sơn đang lo sốt vó vì chỉ còn khoảng một tháng là đến ngày khởi công dự án.

"Nhiều hộ dân và 5.000 ngôi mộ nằm trên diện tích 50 ha phải bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công trong tháng tới. Thời gian quá gấp, không biết cơ quan chức năng có chạy theo kịp tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng hay không", một lãnh đạo huyện Bình Sơn lo lắng.

Để đảm bảo tiến độ dự án, UBND tỉnh Quảng Ngãi xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh, ứng ngân sách 500 tỷ đồng để tạo "quỹ đất sạch" cho nhà đầu tư này.

Bà Đinh Thị Hồng Minh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi, cho hay Thường trực HĐND tỉnh đang yêu cầu UBND tỉnh giải trình việc ứng 500 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết một số vấn đề cho dự án của Tập đoàn FLC.

"Chúng tôi đang yêu cầu UBND tỉnh giải thích rõ nguồn tiền ứng trước này lấy từ đâu ra", bà Minh cho biết thêm.

8 km mở một tuyến đường ra biển

Trong khi yêu cầu bố trí các khu tái định cư phù hợp cho dân cư ngư nghiệp thì lãnh đạo Quảng Ngãi lại thống nhất với Tập đoàn FLC mở các tuyến đường ra biển, ven biển, phục vụ nhu cầu cộng đồng dân cư theo tiêu chí cách 8 km có một tuyến đường ra biển.

Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt thủy sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Minh Hoàng.

Trước thông tin này, ông Võ Đức Huy, nguyên Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bày tỏ lo ngại dự án mới trong giai đoạn lập quy hoạch, cho chủ trương nhưng địa phương đã mặc định với nhà đầu tư như vậy là vội vàng.

"Quảng Ngãi dựa trên cơ sở nào mà thống nhất với nhà đầu tư quy định cụ thể là 8 km mở một tuyến đường ra biển cho dân. Lẽ ra địa phương cần tổ chức đi khảo sát, tham khảo ý kiến cộng đồng, dựa trên tình hình thực tế. Cơ quan chức năng cần quy hoạch bãi biển nào dành cho nhà đầu tư, khu vực nào phục vụ người dân nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích", ông Huy .

Theo vị này, mới đây nhà đầu tư xây công trình chặn đường xuống biển ở Đà Nẵng, Thanh Hóa, khiến người dân bức xúc phản đối là bài học lớn cho Quảng Ngãi rút kinh nghiệm, để tránh xảy ra "điểm nóng" tương tự.

Còn ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Bình Châu, bức xúc nếu tỉnh quy định trung bình 8 km mở một tuyến đường ra biển nhường đất cho dự án, thì khác nào "bó tay, bó chân" hàng nghìn ngư dân.

"Vùng biển Bình Châu là cửa ngõ để ngư dân tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa, vừa đánh bắt thủy sản vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Do vậy, chúng tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh nên cân nhắc kỹ vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bà con", ông Hùng kiến nghị. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật