Mỹ dọa trừng phạt vì S-400, Thổ rút hết vàng từ Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải chịu trừng phạt của Mỹ về việc mua các hê thống tên lửa phòng không S-400 Triump.
Mỹ dọa trừng phạt vì S-400, Thổ rút hết vàng từ Mỹ
Mỹ khẳng định S-400 Triump Nga không được tích hợp vào hệ thống phòng không NATO

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 21/4 tuyên bố, Nga cho rằng đối với việc Nga cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triump cho Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đang thể hiện lập trường hăm dọa kiểu tống tiền

Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Wess Mitchell tuyên bố rằng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga, chính quyền Ankara có thể rơi vào diện trừng phạt trong khuôn khổ CAATSA.

Luật "Chống trả kẻ thù của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào mùa hè năm 2017, cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga.

"Chuyện ông Mitchell tuyên bố rằng, Ankara đang liều mạng rơi vào diện trừng phạt nếu mua S-400 Triumpb chính là ví dụ điển hình về nỗ lực hăm dọa kiểu tống tiền, với tính toán đảm bảo cạnh tranh không lành mạnh dành cho các công ty Mỹ" - Bộ trưởng Ngoại giao Nga nhận định.

Ông Sergei Lavrov đưa ra dẫn chứng là mới đây, Tổng Thư ký Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên tích cực, đã thừa nhận rằng, quyết định mua các hệ thống phòng không S-400 Triump là “công việc nội bộ quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ”.

"Như vậy, là một thành viên của NATO, Hoa Kỳ cần lắng nghe ý kiến tập thể đã được Tổng Thư ký khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương trình bày" - người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Liên bang Nga nhấn mạnh.

Hồi đầu tháng này, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng quốc doanh Nga RosoboronExport vào danh sách cấm vận của Mỹ về Syria. Đại diện tập đoàn cho biết, quyết định này của Mỹ chẳng có ảnh hưởng gì tới họ, bởi Rosoboronexport từ lâu đã làm việc trong điều kiện bị áp đặt các biện pháp chế tài của Mỹ.

Bên cạnh việc hăm dọa, Mỹ còn khuyên Ankara chấm dứt hợp đồng mua các hệ thống S-400 Triump của Nga “không tương thích với chuẩn NATO” và sẵn sàng cung cấp các hệ thống tên lửa khác (như Patriot 3, tức PAC-3) cho Thổ Nhĩ Kỳ, để thay thế các tổ hợp tên lửa của Nga,

Còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan cho rằng, thỏa thuận với Nga về S-400 dứt khoát vẫn sẽ không thay đổi, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ chống Rosoboronexport. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến hợp đồng cung cấp tên lửa S-400.

Trong bối cảnh Mỹ đe dọa trừng phạt chính quyền Erdogan vì thương vụ mua sắm S-400 và các động thái xích lại gần Nga khác thì giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin rằng, chính quyền Ankara đã rút hết vàng ở Hệ thống Dự trữ Liên bang của Hoa Kỳ (FRS).

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ vừa rút toàn bộ khoản dự trữ vàng của nước này từ Hệ thống Dự trữ Liên bang của Hoa Kỳ (FRS). Điều này được minh chứng bởi báo cáo hàng năm của ngân hàng, công bố trên trang web chính thức của tổ chức này hôm 21/4.

Trong văn bản có thông tin rõ ràng cho thấy, tính đến cuối năm 2016, lượng vàng dự trữ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm tại Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS) của Hoa Kỳ là 28,689 tấn, trong khi đó, ở cột bên cạnh, con số cuối năm 2017 chỉ còn là một dấu gạch ngang.

Tờ báo Milliyet đưa tin rằng, các ngân hàng tư nhân lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ cũng rút vàng dự trữ của mình từ nước ngoài về, đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan "để thoát khỏi áp lực của tỷ giá hối đoái và sử dụng vàng thay vì sử dụng đồng dollars".

Đã có hàng loạt ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ hưởng ứng lời kêu gọi này, ví dụ như ngân hàng Halk Bankası chuyển về Thổ Nhĩ Kỳ 29 tấn vàng từng được cất giữ ở nước ngoài. Theo dữ liệu của tờ báo, tổng cộng đã có 220 tấn vàng được đưa về quê hương từ hải ngoại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật