“Lạnh gáy” ở ngôi biệt thự xưa của bạo chúa Ngô Đình Cẩn ở xứ Huế

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Biệt thự của bạo chúa Ngô Đình Cẩn từng là nơi xa hoa, tráng lệ... ở mảnh đất Trung Kỳ xưa. Tuy nhiên hiện nay, nơi này trở nên hoang tàn, lạnh lẽo đến mức “rợn người”.
“Lạnh gáy” ở ngôi biệt thự xưa của bạo chúa Ngô Đình Cẩn ở xứ Huế
Biệt thư xưa của bạo chúa Ngô Đình Cẩn trông rất hoang tàn

Ngô Đình Cẩn là ai?

Nhiều tài liệu xưa ghi lại rằng, Ngô Đình Cẩn sinh ngày 1/11/1910 tại Phủ Cam (tên thánh Jean Baptiste) con thứ năm của ông Ngô Đình Khả và bà Phạm Thị Thân.

Tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn sống trong nhung lụa cùng với các anh chị, em. Năm lên lớp 3, khi đang theo học trường dòng Pellerin (Huế), Cẩn bị nhọt to mọc ngay ở đỉnh đầu nên nghỉ học để chữa bệnh, sau đó Cẩn đã bỏ học.

Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Cẩn đại diện cho gia đình cai quản khu vực miền Trung và cao nguyên Trung phần. Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là “Bạo chúa miền Trung” trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.

Cẩn có có sở thích mặc áo dài the, đầu đội khăn xếp và thói quen miệng nhai trầu bỏm bẻm, chân đi guốc mộc nghênh ngang giữa đường.

Ngô Đình Cẩn cũng nổi tiếng là người có nhiều thú chơi dân dã để thỏ‌a mã‌n bản thân. Có một thú chơi rất “ngông” của Ngô Đình Cẩn là mỗi khi hứng chí gã thường sai người hầu dắt bò ra cưỡi. Cẩn vừa cưỡi vừa hò hét phi quanh vườn, có hôm phi ra dọc sông An Cựu khiến người dân đi đường khiếp vía, quăng áo nón chạy thoát thân...

Ngay lối đi vào biệt thự là nơi lý tưởng cho trâu bò kiếm ăn

Ngoài nơi làm việc gần nhà thờ Phú Cam, Cẩn cho xây cất thêm “khu an dưỡng” trên vùng đồi thông thuộc phường An Tây (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Biệt thự rộng rãi với kiến trúc y hệt như cung điện phong kiến. Đây cũng là nơi để Cẩn thưởng cái thú chơi cây cảnh và dựng hòn non bộ.

Ngôi biệt thự này cách nhà giam Chín Hầm khoảng 100m. Người đời vẫn thường so sánh một bên là thiên đường, một bên là địa ngục, ý chỉ sự tàn độc vô độ của Cẩn thể hiện ở khu Chín Hầm bao nhiêu thì sự xa hoa, giàu có ở ngôi biệt thự gần đó cũng không kém cạnh.

Tại khu biệt thự, Ngô Đình Cẩn cho xây dựng một số công trình như nhà thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, vườn cây ăn quả... và biến nơi đây thành một địa điểm vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tr‌a tấ‌n tù nhân cách mạng ở Chín Hầm.
Năm 1964, tập đoàn gia đình trị bị lật đổ, Ngô Đình Cẩn bị bắt và t‌ử hìn‌h. Biệt thự xa hoa lộng lẫy trên trở nên vắng chủ và tàn lụi từ đó...

Nhà Thủy tạ vẫn còn nguyên trạng

Biệt thự hoang vắng

PV đã men theo con đường Thiên Thai (TP Huế) để được “mục sở thị” ngôi biệt thự xưa. Qua quan sát, ngôi biệt thự nằm ở nơi vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Từ cổng, lối dẫn vào đến ngôi biệt thự cỏ dại mọc um tùm, trâu bò tha hồ “oanh tạc”. Nhà Thủy tạ vẫn còn nguyên trạng...

Khu biệt thự được xây cao khoảng 2 mét so với mặt đường, biệt thự có hai tầng và một hầm đều bỏ hoang. Xung quanh toàn là cây cối...

Khi bước vào khu biệt thự, cảm giác thật lạnh người khi tận mắt thấy những công trình một thời tráng lệ nhưng càng hoang tàn. Không giang vắng hoe, không một bóng người khiến không khí thật trầm lắng. Thỉnh thoảng tiếng chim hót, tiếng ếch nhái râm ran mang lại cảm giác thật đáng sợ...

Những dấu tích còn sót lại

Mặc dù bị đổ nát nhưng những dấu tích còn lại vẫn còn thể hiện một kiểu kiến trúc cầu kỳ, vương giả của một ngôi biệt thự hoành tráng bậc nhất thời bấy giờ. Những họa tiết rồng, phụng được tạo nên từ những mảnh sành sứ ghép lại vẫn còn nguyên màu sắc. Trên trần nhà, những kèo bê tông còn nguyên hình đầu rồng...

Một người dân sống cạnh ngôi biệt thư cho hay: “Tôi thấy thỉnh thoảng cũng có một vài du khách và đoàn du lịch đến đây tham quan một chút rồi đi. Nơi đây rất hoang vắng nhưng không thấy ai đến chăm non, sửa soạn...”.

Tầng hầm chứa đầy nước mưa...

Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Phương Mai- Chủ tịch phường An Tây - cho biết, biệt thự này đã bỏ hoang từ lâu từ thời chiến tranh và nay xuống cấp nặng nhưng không được bảo vệ hay tôn tạo lại. “Hiện bảo tàng Lịch sử cách mạng tỉnh đang làm thủ tục, hồ sơ để công nhận di tích cấp tỉnh cũng như cắm mốc ranh giới để có phương án lâu dài hơn...” - Bà Mai thông tin.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật