Chiêm ngưỡng báu vật từ thời tiền sử ở Việt Nam

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần 300 báu vật đều đặc biệt và các nhóm hiện vật đại diện tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử qua 3 giai đoạn, tính từ thời tiền sử.
Chiêm ngưỡng báu vật từ thời tiền sử ở Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) đang trưng bày Báu vật khảo cổ Việt Nam với gần 300 hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 -18) sau 3 năm giới thiệu thành c

Ngôi mộ nguyên vẹn nhất trong 8 ngôi mộ được phát hiện ở Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội) là hiện vật tiêu biểu cho cư dân thời kỳ văn hoá Đông Sơn (cách đây 2.300 năm). quan tài được làm bằng cây gỗ bổ đôi, phần dưới làm thân, phần trên làm nắp.

Tượng thần Shiva (thế kỷ 9). Theo quan niệm của người Chăm, thần Shiva là thần huỷ diệt và sáng tạo. Tượng thần có 3 mắt, trong đó con mắt thứ 3 ở giữa trán (nhãn huệ) có thể nhìn xuyên suốt để huỷ diệt. Nó thể hiện quy luật của tạo hoá, huỷ diệt những điều xấu xa để tái tạo những cái mới, tốt đẹp hơn.

Tượng sư tử được khai quật tại Tháp Mẫm, Bình Định. Sư tử là hình tượng phổ biến trong điêu khắc Champa, là biểu tượng của vương quyền, quý tộc và sức mạnh. Sư tử Champa thường được tạo hình vạm vỡ, có kích thước lớn và thường được gắn ở chân tháp.

Một chiếc đầu phượng bằng đất nung còn khá nguyên vẹn được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là vật liệu trang trí kiến trúc gắn trên đầu nóc mái cung điện thời Lý - Trần.

Cuộc trưng bày Báu vật Khảo cổ học Việt Nam cũng giới thiệu những hiện vật tiêu biểu phát hiện được từ tàu cổ đắm ở Cù Lao Chàm. Đây là những đồ gốm hoa lam và nhiều màu, dát vàng kim thời Lê sơ, thế kỷ 15.

Một chiếc bát gốm men nâu thời Trần, thế kỷ 13-14.

Gốm men trắng, thế kỷ 11-13. Vật liệu trang trí thời Lý rất phong phú, rất đa dạng gồm đất nung, đá và gốm.

Linga bằng đá (văn hóa Champa, thế kỷ 8-9). Linga tượng trưng cho thần Shiva biểu tượng của dương tính. Các linga phát hiện ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) chủ yếu được chế tác theo 3 nhóm chính là linga có kiểu dáng 1 tầng, 2 tầng và 3 tầng. Chất kiệu chính là đá sa thạch.

Bình đồng được tìm thấy ở Phú Xuyên (Hà Nội), thế kỷ 1-3. Chiếc bình có phong cách trang trí, kĩ thuật đúc mang nhiều nét văn hóa Đông Sơn.

Bình hình thú bằng gốm phát hiện tại Chương Mỹ (Hà Nội).

Tượng nghê bằng đồng của thế kỷ 16. Nghê là một linh vật xuất hiện nhiều trong các không gian thờ tự, được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt.

Thạp đồng - thuộc văn hóa Đông Sơn.

Một chiếc rìu gót vuông được làm bằng đồng của thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ 2.000-2.500 năm trước). Chiếc rìu vừa được sử dụng làm công cụ lao động, vừa làm vũ khí được phát hiện năm 2007.

Các mảnh vàng (thế kỷ 8-9) trang trí hình mặt trăng, mặt trời, nữ thần, nam thần, hình thần Shiva cưỡi thần Nandi… phát hiện tại Cát Tiên (Lâm Đồng)

Nhẫn và mặt nhẫn (Cát Tiên, Lâm Đồng), thế kỷ 8-9, bằng vàng, đá quý, thạch anh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật