Chuyên gia bày cách cực hay giúp trẻ tránh khỏi dâ‌m ô

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rất nhiều trẻ tuổi mẫu giáo vẫn bị bố mẹ, hay thậm chí là họ hàng, hàng xóm nghịch vùng sin‌ּh dụ‌ּc.
Chuyên gia bày cách cực hay giúp trẻ tránh khỏi dâ‌m ô
Rất nhiều trẻ tuổi mẫu giáo vẫn bị bố mẹ, hay thậm chí là họ hàng, hàng xóm nghịch vùng sin‌ּh dụ‌ּc.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ dâ‌m ô trẻ em hết sức đau lòng, gây hoang mang dư luận.

Gần đây nhất, Công an huyện Hoài Đức, Hà Nội đang tạm giữ một thầy giáo bị phụ huynh tố có hành vi xâ‌ּm hạ‌ּi 9 học sinh lớp 3.

Trước thực trạng này, TS tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) đã cách giúp trẻ em tránh bị dâ‌m ô.

Cha mẹ phải dạy trẻ theo nguyên tắc: KHÔNG, DỪNG LẠI, TRÁNH XA, NÓI RA.

Theo TS. Trần Thành Nam, cha mẹ cần dạy trẻ từ 3 tuổi về cách phòng chống xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc.

Theo đó, cha mẹ nên dạy trẻ xác định được không gian riêng tư, dạy trẻ dấu hiệu cảnh báo về động chạm c‌ơ th‌ể.

Đặc biệt, cha mẹ phải dạy trẻ theo nguyên tắc: KHÔNG, DỪNG LẠI, TRÁNH XA, NÓI RA.

Bố mẹ dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà của người lạ, không tiếp xúc với người lạ khi không có người lớn đi cùng, không đi một mình khi trời tối, không nên tụ tập lại những nơi công cộng. Nếu ai ngỏ ý nhờ giúp đỡ, trẻ phải chạy đi báo người lớn, công an, cảnh sát vì bản thân không đủ khả năng làm việc này. Cha mẹ phải dạy trẻ nếu con bị xâ‌ּm hạ‌ּi (ôm hôn, vuốt ve…) phải tránh xa và nói ra với người lớn.

“Đối với vùn‌ּg kí‌ּn của con, bố mẹ luôn nhắc con tuyệt đối không cho ai động vào”, TS Nam nói.

TS. Trần Thành Nam đã chỉ ra những dấu hiệu để nhận biết con có bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc đó là: Hoảng hốt, sợ hãi; Thay đổi nhịp sinh hoạt; Đau vùn‌ּg kí‌ּn

“Các cháu sẽ khóc thét lên khi có ai đó động vào người, đặc biệt là gần phần nhạ‌y cả‌m. Đó là những biểu hiện rõ nét nhất của việc bé đã bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc”, TS Nam .

Ths. Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục cảnh báo, hiện nay rất nhiều trẻ tuổi mẫu giáo vẫn bị bố mẹ, hay thậm chí là họ hàng, hàng xóm nghịch vùng sin‌ּh dụ‌ּc. Điều này cực kỳ nguy hại cho trẻ. Trên thế giới, việc một đứa trẻ 3 tuổi bị sờ mó vào vùng nhạ‌y cả‌m đã có thể coi là bị lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc, bất kể đó là bé trai hay gái. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Họ không hề biết những đứa trẻ bị người lớn động vào bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc là làm hại chúng. Người lớn vô tình đẩy trẻ bị lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc từ rất sớm.

“Ngay từ lứa tuổi mầm non cũng không ai được chạm, sờ và nghịch vùn‌ּg kí‌ּn của trẻ. Nếu động chạm quá nhiều, trẻ sẽ có cảm giác rằng, c‌ơ th‌ể của mình ai cũng có thể động nên dễ dàng chấp nhận, không có ý thức về việc tôn trọng c‌ơ th‌ể. Từ đó trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận những chuyện bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc”, Ths. Lã Linh Nga cho biết.

Theo Ths. Nga, nhiều gia đình xem việc nghịch vùn‌ּg kí‌ּn của con như một cách yêu con là một sai lầm. Vì thế, thay vì thể hiện tình yêu cho con bằng cách nghịch vùng nhạ‌y cả‌m của con, cha mẹ hãy dạy trẻ bảo vệ c‌ơ th‌ể. Người lớn cũng nên nhắc nhở trẻ tránh sờ vào các vùng nhạ‌y cả‌m trên c‌ơ th‌ể.

Cha mẹ nên dạy con rằng, nếu ai sờ chạm vào người con thì con hãy phản ứng: “Hãy tôn trọng con. Đây là c‌ơ th‌ể của con”.

Đặc biệt, người lớn đừng bắt trẻ ôm, hôn hoặc ngồi vào lòng ai đó mà không quan tâm đến cảm nhận của trẻ. Trên thực tế, trẻ em thường là nạn nhân của những kẻ xâ‌ּm hạ‌ּi là người quen, hoặc thậm chí là người mà trẻ quý mến. Vì vậy, cần dạy trẻ hãy lên tiếng, đừng im lặng trước bất kỳ hành động bất thường nào của người lớn.

Không bao giờ đổ lỗi cho trẻ

TS tâm lý Trần Thành Nam cho biết, khi trẻ bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc cha mẹ phải sơ cứu tâm lý bằng cách: Tách trẻ ra khỏi môi trường tổn thương về mặt tâm lý; Cha mẹ phải luôn nói với con là con đã được an toàn. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không đổ lỗi con và hãy nói với con rằng, chuyện xảy ra con hoàn toàn không có lỗi. Khi làm được như vậy, cha mẹ đã củng cố lòng tin, lòng tự trọng của con.

Sau khi trẻ đã ổn định, phải có chuyên gia tâm lý nói chuyện với trẻ để trẻ có thể nói lại sự việc.

Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng đó là không nên cho trẻ tiếp xúc với truyền thông khi trẻ đang bị khủng hoảng, bởi như vậy sẽ khiến trẻ thêm “đau đớn” hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật