Khu dân cư tại Thành phố Hải Phòng ‘được’ gắn ‘bom nổ chậm’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bức xúc, lo ngại sóng viễn thông ảnh hưởng tới sức khoẻ, người dân thành phố Hải Phòng kịch liệt phản đối việc các nhà mạng lắp đặt trạm thu phát tín hiệu viễn thông (BTS) trong khu dân cư.
Khu dân cư tại Thành phố Hải Phòng ‘được’ gắn ‘bom nổ chậm’
Ảnh minh họa

Trong khi đó, để nâng cao chất lượng phục vụ, nhu cầu lắp đặt trạm BTS của các nhà mạng ngày càng nhiều. Thực trạng trên làm phát sinh nhiều vụ mâu thuẫn giữa bên cho thuê mặt bằng, đơn vị thi công lắp đặt trạm BTS và các hộ dân, gây mất ổn định tình hình ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố.

Trạm BTS lắp đặt tại nhà số 3/119 Trung Hành của Công ty Viễn thông Hải Phòng hiện vẫn chưa đi vào hoạt động được do bị người dân phản đối

Trạm BTS đi đâu, dân phản đối đến đấy

Những ngày giữa tháng 1.2018, các hộ dân trong ngõ 119 Trung Hành, tổ dân phố Trung Hành 7, phường Đằng Lâm (quận Hải An) như ngồi trên đống lửa khi doanh nghiệp viễn thông VNPT Hải Phòng thi công xây dựng trạm BTS tại nhà ông Vũ Xuân Khánh, số 3/119 Trung Hành. Theo ông Bùi Thế Hưng, ở số nhà 5/119 Trung Hành, các hộ dân phản đối việc xây dựng trạm BTS do e ngại trạm phát ra bức điện từ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân, nhất là với người già, trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, người dân cũng lo ngại, kết cấu của căn nhà nơi đặt cột anten không bảo đảm các yêu cầu chịu lực. Khi trời mưa, bão, cột anten có nguy cơ gãy đổ, đe dọa tính mạng của người dân. Cũng do không đồng ý với việc xây dựng trạm BTS trong khu dân cư, giữa một số hộ dân trong ngõ 119 và gia đình cho thuê điểm lắp đặt trạm BTS xảy ra mâu thuẫn.

Vào tháng 2.2017, các hộ dân ngõ 48 phố Phương Lưu, phường Đông Hải 1 (quận Hải An) cũng không nhất trí việc xây dựng trạm thu phát sóng BTS của Công ty viễn thông quân đội Viettel tại số nhà 2/12/48 Phương Lưu. Ngoài lo ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ, một trong những nguyên nhân khiến người dân phản đối là do đơn vị thi công lắp đặt trạm tiến hành thi công vào ban đêm, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Trước đó, tại nhiều địa phương khác như các huyện Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, quận Dương Kinh cũng xảy ra các vụ việc người dân phản đối xây dựng, lắp đặt trạm BTS của các nhà mạng trong khu vực dân cư.

Phó chủ tịch UBND phường Đằng Lâm Lê Thị Hiên cho biết: Việc lắp đặt trạm BTS tại các khu dân cư hầu hết đều vấp phải sự phản đối của người dân do tâm lý e ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì vậy, việc thi công xây dựng trạm BTS tại các khu dân cư chẳng khác gì “quả bom nổ chậm” đe dọa an ninh trật tự và sự đoàn kết, ổn định trong cộng đồng dân cư khiến chính quyền địa phương “mất ăn, mất ngủ”.

Cần tạo đồng thuận từ người dân

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tình hình tại địa phương, việc người dân phản đối lắp đặt trạm BTS cũng gây nhiều hệ lụy phiền phức cho doanh nghiệp. Trưởng Trung tâm Điều hành - Thông tin (Công ty Viễn thông Hải Phòng) Vũ Minh Tuệ cho biết: Theo tính toán của doanh nghiệp, để bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông thì mật độ các trạm BTS ở khu vực nội thành phải đạt 300 - 500m/trạm và 1km - 2km/trạm ở ngoại thành. Hiện nay, Công ty Viễn thông Hải Phòng có khoảng hơn 400 trạm BTS được lắp đặt trên toàn thành phố trong đó năm 2017, doanh nghiệp phát triển mới hơn 30 vị trí và dự kiến năm 2018 sẽ phát triển thêm hơn 70 trạm nữa. Tuy nhiên, việc phát triển các trạm BTS gặp rất nhiều khó khăn do không nhận được sự đồng thuận của người dân. Để lắp đặt các trạm BTS, ngoài việc phải chi kính phí thuê địa điểm, doanh nghiệp cũng phải thuê đơn vị thi công thực hiện việc lắp đặt. Khi người dân phản đối, việc thi công đình trệ dẫn tới kéo dài thời gian thi công, làm đội chi phí, ảnh hưởng tới tiến độ phát triển và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Theo đại diện Phòng Bưu chính - Viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông), lo ngại sóng phát ra từ các trạm BTS ảnh hưởng tới sức khoẻ con người của người dân là không có căn cứ khoa học. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005 xác định, mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3KHz - 300GHz, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng nghiên cứu và kết luận: Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định sóng do các trạm thu, phát sóng di động kể cả máy điện thoại di động cá nhân gây ảnh hưởng có hại tới sức khoẻ con người”. Thời gian qua, ngoài việc tham gia thẩm định sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành thông tin và truyền thống đối với thiết kế trạm BTS (bao gồm cả vị trí đặt và loại trạm) của các doanh nghiệp viễn thông, làm cơ sở xem xét cấp phép xây dựng trạm BTS, Sở Thông tin - Truyền thông cũng tăng cường tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về việc sóng trạm BTS không gây nguy hại tới sức khoẻ con người.

Tính đến cuối năm 2017, toàn thành phố Hải Phòng có hơn 1.600 trạm BTS đang hoạt động, trong đó có hơn 700 trạm được xây dựng trên các nhà cao tầng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4G, số lượng trạm BTS của mỗi doanh nghiệp viễn thông sẽ tăng lên mới bảo đảm được chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Cùng với việc yêu cầu các nhà mạng cơ sở hạ tầng để giảm tối đa số trạm phải lắp đặt, sớm hoàn thiện quy hoạch gửi Sở phê duyệt; năm 2018, Sở Thông tin - Truyền thông chủ trì cùng các ngành liên quan tham mưu UBND thành phố thực hiện sắp xếp chuyển đổi hơn 300 trạm BTS cột anten cồng kềnh sang trạm BTS cột anten không cồng kềnh hoặc cột anten thân thiện với môi trường. Sở cũng khuyến khích các doanh nghiệp chủ động làm việc, tạo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư trước khi xây dựng, lắp đặt các trạm BTS, tránh tình trạng BTS đi tới đâu cũng bị người dân phản đối như hiện nay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật