Lời giải nào cho bài toán khôi phục làng game Nhật Bản

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Càng ngày làng game thế giới và cả chính tại Nhật người ta nhận ra rằng ngành công nghiệp game Nhật bản đang có những vấn đề nảy sinh...
Lời giải nào cho bài toán khôi phục làng game Nhật Bản
Ảnh minh họa

Tokyo Game Show diễn ra tại Nhật Bản đã đến và đi với không có nhiều điều bất ngờ. Bên ngoài một vài thông báo thực sự hấp dẫn, còn lại chỉ là tiếng nói yếu ớt của ngành công nghiệp game Nhật Bản. Vậy điều gì đã xảy ra và đâu là lời giải cho những vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cố gắng làm sáng tỏ.

Ai đã từng chơi game một thời gian đều biết ngành công nghiệp game Nhật Bản đã từng dẫn đầu về nhiều mặt trong nhiều năm. Chỉ cần nhắc tới cái tên Sony hay Nintendo đều khiến mọi người phải ngả nón kính phục vì những đóng góp to lớn của họ với làng game thế giới. Vậy tại sao giờ đây chúng ta đều nói làng game Nhật đang tụt hậu 5 năm? Tại sao game Nhật cố gắng “Tây hóa” các game của họ?

Đầu tiên, phải nói ngay là game Nhật dẫn đầu cho đến khi thể loại multiplayer ra đời. Ở phương Tây, multiplayer là tối thượng. Người phương Tây muốn xã hội hóa, chơi game cùng nhau theo kiểu hợp tác hoặc đối kháng. Các công ty phương Tây phân phối những thứ mà công chúng yêu cầu. Cho đến nay những công ty này vẫn tranh đấu với vấn đề phân phối game và họ cố gắng tối đa hóa doanh thu từ các game cũ, và đầu tư vào các game mới.

Trong khi đó, các nhà phát triển Nhật Bản hầu như chỉ đứng và xem mọi chuyện, tiếp tục với những thương hiệu kinh điển nhưng đã có từ rất lâu như Mario, Resident Evils, Dynasty Warriors… Phần lớn các game làm tại Nhật thuộc về những thể loại khác biệt, chưa hẳn đã đánh trúng thị hiếu của số đông.

Nhưng như vậy có nghĩa là các nhà làm game Nhật bản phải làm game bắn súng hiện đang rất thịnh hành ? Tất nhiên là không. Đó có khi lại là một sai lầm. Điều quan trọng là phải nắm được mình biết cái gì và mình giỏi ở việc gì nhất. Đó là lý do các nhà làm game Nhật nên tăng cường học hỏi – chứ không có nghĩa là dập khuôn máy móc mô hình của các game phương Tây. Dưới đây là những lời khuyên có thể sẽ giúp ích cho ngành công nghiệp game Nhật Bản:

 

1.  Hợp tác với các nhà phát hành game lớn ở phương Tây và đề nghị họ giúp đỡ trong việc “trau chuốt” các tính năng mà người chơi game phương Tây mong muốn, nhưng KHÔNG để ảnh hưởng tới diện mạo, cảm giác, bầu không khí và lối chơi của game Nhật truyền thống. Ví dụ có thể tăng thêm yếu tố xã hội, giao tiếp với những người chơi khác, thêm nhiều tính năng multiplayer, đội nhóm và tích hợp với những dịch vụ như YouTube cho phép tải lên những hình ảnh ấn tượng trong khi chơi. Người chơi thích chia sẻ những khoảnh khắc như vậy, hãy để cho họ có cơ hội làm điều đó.

Hãy tưởng tượng game Yakuza vẫn sẽ có chế độ chơi đơn như truyền thống, nhưng bên cạnh đó có chế độ chơi mạng theo góc nhìn thứ ba, giống như GTA IV, sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Tất nhiên sao chép các game phương Tây không phải là tốt, nhưng xác định rõ những tính năng nào có thể sửa đổi để phù hợp với khẩu vị của một lượng lớn người chơi rõ ràng là một chiến lược khôn ngoan.

 

2. Cố gắng tìm những nền tảng thay thế

Liệu có bao nhiêu game phát triển cho iPhone hay iPad có xuất xứ từ các nhà làm game Nhật Bản? Tất nhiên vẫn có những “viên ngọc” quý ở đâu đó, nhưng khó có thể kiếm được những công ty như Gameloft bán được tới 20 triệu game trong 2 năm chỉ nhờ App Store.

Điều khiển cảm ứng không phải là lựa chọn hoàn hảo để chơi game. Người chơi cần các nút bấm có thực để tận hưởng hết cảm giác khi chơi. Điều khiển chuyển động có vẻ hợp lý hơn. Thiết kế một điều khiển giống như PS Move và người chơi có thể chơi được mọi thể loại, từ bắn súng góc nhìn thứ nhất cho đến phiêu lưu, chiến thuật. Và tại sao không thiết kế một thiết bị có thể làm được nhiều việc thay vì người dùng phải mang theo PSP, DS, laptop hay iPhone như hiện nay?

 

3. Game “nhà làm” vs. game hãng thứ ba

Game của các hãng thứ ba tại Nhật không phải luôn luôn thành công, trường hợp của Wii là một ví dụ. Tất nhiên có những ngoại lệ nhưng các game nhà làm luôn có doanh số khả quan. Vậy lời khuyên tiếp theo là các hãng game độc lập tại Nhật hãy chịu khó xem xét các game của các hãng lớn làm. Phân tích và xác định đâu là tính năng then chốt dẫn tới những thành công của chúng. Hỏi lời khuyên từ bên ngoài, học hỏi cái mà người chơi game trên thế giới thực sự muốn.

 

4. Có nhiều người thích khám phá nền văn hóa Nhật Bản. Vì vậy, bằng việc không phát hành game ra bên ngoài phạm vi Nhật, các hãng game đã tự làm ảnh hưởng tới doanh số của mình cũng như làm tổn thương những người yêu nước Nhật này. Lời khuyên là hãy phát hành ra toàn thế giới.

 

5. Vẫn là vấn đề phát hành game

Cố gắng phát hành game trên phạm vi thế giới cùng thời điểm phát hành tại Nhật. Như hiện nay, khi game ra mắt tại Mỹ hay Anh, YouTube đã tràn ngập những video hướng dẫn về game này, và đó không hẳn là điều tốt. Người chơi, đặc biệt tại các thị trường quan trọng như Mỹ và Châu Âu, muốn được đối xử công bằng.

 

6. Sáng tạo lại những thể loại cũ

Điển hình là game phiêu lưu. Các game phiêu lưu rất phù hợp với các thiết bị hỗ trợ cảm ứng đa điểm như iPhone hay iPad. Dĩ nhiên, thời của game phiêu lưu trên PC đã qua, nhưng giờ đây, những thiết bị cảm ứng cho phép người chơi khám phá lại thế giới đầy màu sắc này, vậy tại sao không đáp ứng nhu cầu của họ ?

 

7. Xem xét những đối tượng khác

Phần lớn các game Nhật đều là game cho người trưởng thành hoặc dành cho thị trường chuyên biệt. Điều này rất đáng quý, nhưng để tăng doanh thu, các nhà làm game cũng cần sản xuất cho một lượng người chơi rộng hơn, xem xét đến nhiều nền tảng hơn. Hãy chú ý hơn tới phụ nữ và trẻ em. Đưa Nintendo DS sang thị trường di động hay máy tính bảng. Tại sao không thử ?

 

8. Cố gắng theo đuổi những thương hiệu có thể mang lại lợi nhuận thường xuyên

Người chơi không thích các game chương hồi bởi đầu tiên là chúng ngắn, và thứ hai là họ luôn muốn chơi thêm. Người chơi muốn các game hoàn chỉnh, nhưng có thể lặp lại. Đó là lý do vì sao Halo, Call of Duty, Battlefield, FIFA, NFS và nhiều thương hiệu khác thành công như vậy (ít nhất về khía cạnh doanh số).

 

9. Làm nhiều game hơn cho Xbox 360 và PC/Mac

Có thể nạn vi phạm bản quyền sẽ  "hỏi thăm" các game này, nhưng đây là cái giá phải trả nếu muốn xâm nhập thị trường game phương Tây.

 

10. Chia sẻ công việc và kiểm soát chi phí

Đây có thể là một quyết định khó khăn nhưng cắt giảm chi phí trong khi cải thiện thu nhập rõ ràng là mục tiêu chính cần theo đuổi. Tất nhiên không nên làm vậy chỉ vì các cổ đông làm áp lực buộc bạn cắt giảm chi phí. Như vậy sẽ rất mạo hiểm về chất lượng game.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật