Tomahawk không bay vào Syria, Mỹ-Anh lạnh cóng trước giờ G

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quá giờ G của sự kiện Douma-Đông Ghouta nhưng tên lửa Tomahawk/AGM-86 của Mỹ vẫn không bay vào Syria, trong khi Nga đang dàn quân ở Địa Trung Hải.
Tomahawk không bay vào Syria, Mỹ-Anh lạnh cóng trước giờ G
Đến giờ G, Tomahawk và AGM-86 Mỹ vẫn không bay vào Syria

Trump cải chính tuyên bố Tomahawk bay vào Syria

Phương Tây và qua đã ồ ạt cáo buộc chính quyền của ông as‌sad thực hiện cuộc "tấn công hóa học" trong thành phố Douma ở Đông Ghouta, thuộc Syria. Moscow và Damascus kiên quyết phản bác thông tin "phát hiện quả bom chlorine" (Clo) mà dường như là "quân đội Syria đã sử dụng".

Hôm 09/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố trong vòng 48h tới ông sẽ quyết định việc giáng đòn tấn công vào chính quyền Syria vì tội ác tấn công vào thành trì cuối cùng của phe đối lập ở Douma bằng khí độc Clo, khiến từ 50-70 tay súng đối lập và thường dân thiệt mạng, trong đó có không ít trẻ em.

Hôm 11/4, Trump viết trên Twitter rằng, Nga nên chuẩn bị sẵn sàng để bắn hạ các tên lửa "tốt, mới và thông minh" mà Mỹ “sẽ sớm bắn vào Syria”. Ý của nhà lãnh đạo Mỹ muốn nói đến là phiên bản Tomahawk mới nâng cấp, hiện đại hóa thuộc phiên bản Block IV.

Giới truyền thông dẫn lời một số chính khách Mỹ cho biết, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên biển là Tomahawk và tên lửa hành trình phóng từ trên không là AGM-86 đánh vào Syria. Tuy nhiên, thời điểm tấn công vẫn chưa được xác định.

Một số chuyên gia cho rằng, chiến dịch có thể bắt đầu vào tối ngày 12/4, thậm chí chuyên gia của Hội đồng Đại Tây Dương Frederick Hof - cựu cố vấn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề Syria đã phát biểu trong phiên họp Hội đồng rằng rằng, các tên lửa hành trình Tomahawk sẽ tấn công Syria vào tối 12/4, thời gian dự kiến bắt đầu tấn công sẽ diễn ra từ 8 giờ đến 10 giờ tối.

Tuy nhiên, đến tối ngày 12/4, đòn tấn công tên lửa vẫn chưa diễn ra.

Trước đó vài giờ, Tổng thống Trump lại tuyên bố rằng, ông chưa bao giờ khẳng định thời điểm chính xác khi nào sẽ giáng đón tấn công Syria, mà chỉ cho biết rằng, điều đó có thể xảy ra "hoặc là rất sớm, hoặc là không".

"Tôi chưa bao giờ nói khi nào cuộc tấn công Syria sẽ xảy ra. Điều đó có thể là rất sớm hoặc hoàn toàn không sớm xảy ra! Trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ dưới quyền quản lý của tôi đã làm một công việc tốt là xóa bỏ IS ra khỏi khu vực. Nhưng đâu rồi câu "Cám ơn nước Mỹ"? - Trump viết trên Twitter.

Đức không tham chiến, Pháp và Anh dè dặt

Ngày 12/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố mặc dù Đức ủng họ đồng minh Mỹ, Anh nhưng Quân đội Đức sẽ không tham gia hoạt động quân sự chống chính quyền của ông Bashar al-Assad ở Syria.

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Lecke Rasmussen, bà Merkel giải thích rằng, chính phủ Đức sẽ làm mọi thứ để cảnh báo chính quyền của ông Bashar al-Assad về việc “không chấp nhận sử dụng vũ khí hoá học".

"Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chế độ Syria đã sử dụng vũ khí như vậy" - Sueddeutsche Zeitung trích dẫn lời Thủ tướng Đức. Tuy nhiên, Berlin sẽ chờ đợi kết luận chính xác của các chuyên gia từ Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW), chuẩn bị tiến hành điều tra vụ việc ở Douma, Đông Ghouta.

Cũng trong ngày 12/4, Thủ tướng Anh Theresa May cũng công khai tuyên bố từ chối tham gia cuộc tấn công vào chính quyền Syria được bà gọi là "cuộc trả thù khẩn cấp", liên quan đến sự kiện vũ khí hóa học ở Douma.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng, London cần có thêm bằng chứng về vụ tấn công hóa học ở Syria trước khi quyết định tham gia chiến dịch quân sự chống chính quyền Damascus - tờ Times cho biết.

"Hôm 11/4, Theresa May nói với Donald Trump rằng, Anh cần có thêm bằng chứng xác đáng về cuộc tấn công bằng chất độc hóa học vào Douma do chế độ as‌sad thực hiện, trước khi quyết định tham gia cuộc tấn công quân sự vào Syria" - tờ Times viết.

Báo nhấn mạnh, Thủ tướng Anh không đồng ý tham dự cuộc "trả thù khẩn cấp" nếu chưa có những bằng chứng xác thực về điều này.

Sang ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đã lên tiếng “chỉnh sửa” lời nói của Tổng thống Trump là mọi người chưa hiểu hết ý của ông chủ Nhà Trắng.

Ông lưu ý rằng quân đội Hoa Kỳ đã sẵn sàng cung cấp các lựa chọn quân sự thích hợp, theo quyết định của tổng thống Trump; nhưng Hoa Kỳ vẫn “đang đánh giá các bằng chứng về cuộc tấn công hóa học ở Douma - Đông Ghouta, ngoại ô Damascus” của Syria.

Mỹ cần Nga để “xuống thang trong danh dự”

Theo chiều ngược lại, Nga và Syria cũng thể hiện quan điểm vô cùng cứng rắn, đói chọi chan chát với lời đe dọa tấn công của Mỹ và đồng minh.

Nga đã điều động sang Syria hàng loạt phương tiện chiến đấu, thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử, hòng kết hợp nhiều biện pháp như: tấn công tiêu diệt phương tiện phóng, Đánh chặn tên lửa (cứng) và chế áp tên lửa trên đường bay (mềm); để đánh bại đòn tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk/AGM-86 của Mỹ.

Cùng với đó, lực lượng không quân Nga ở căn cứ Hmeymim đã tăng cường mang tên lửa đối hạm tầm xa tuần tiễu 24/24h ở vùng biển Địa Trung Hải, nhằm luôn đặt các chiến hạm Mỹ trong tầm ngắm của tên lửa.

Cụm tàu hơn 10 chiếc của Nga cũng đã đồng loạt rời khỏi căn cứ hải quân tar‌tus, chiếm giữ các vị trí trọng yếu, dàn trận ở đông Địa Trung Hải; dường như Nga đang hực hiện phương châm “binh lực phân tán, hỏa lực tập trung” vào cụm tàu Mỹ trên Địa Trung Hải.

Đồng thời, các chiến hạm của Nga thuộc Hạm đội Biển Đen đã được nâng cấp sẵn sàng chiến đấu và tiến ra Địa Trung Hải chi viện cho cụm tàu ở đây, các chiến đấu cơ của hạm đội này cũng sẵn sàng chi viện Syria.

11 chiến hạm Nga ở quân cảng tar‌tus đã rời cảng, dàn trận trên Địa Trung Hải

Bên cạnh đó, dàn máy bay ném bom chiến lược của Nga dường như đã hiện diện ở sân bay Hamadan của Iran, sẵn sàng áp chế cụm tàu Mỹ ở vịnh Ba Tư (Persian Gulf) và bay sang chi viện ở Syria.

Theo quy luật “mềm nắn, rắn buông”, khi Nga cứng rắn thì các nước phương Tây bắt đầu dịu giọng, dường như họ hiểu rằng, sẽ chẳng có lợi gì khi gây chiến với một địch thủ quá lớn như Nga, trong khi phương Tây không nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và ngay cả đồng minh của mình.

Tuy nhiên, phương Tây đã trót lớn tiếng về một cuộc tấn công quân sự nên họ không thể tự nhiên hủy bỏ những tuyên bố này. Trong bối cảnh đó, cần có một lí do nào đó để Mỹ, Anh bấu víu vào để “xuống thang trong danh dự” và điều này chỉ có được nhờ Nga.

Chiến dịch rầm rộ của Mỹ và phương Tây có lẽ sẽ có kết cục giống hồi tháng 8/2013. Tuy kết quả giống nhau (Mỹ không tấn công vào Syria) nhưng thế cục của bàn cờ hiện nay khác xa trước đây.

Hồi năm 2013, ông Putin đã phải đưa ra nước cờ giải vây kỳ diệu là đưa ra sáng kiến “đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình” để hóa giải thế chủ động của Mỹ, cứu Syria trong gang tấc.

Còn hiện nay, ông Putin mới là người khống chế cục diện bàn cờ, chủ động thế tiến công; Mỹ và đồng minh mặc dù đao to búa lớn nhưng chính là kẻ bị động, tung ra những “nước cờ tàn giãy chết” trong vô vọng.

Việc Moscow đột nhiên dịu giọng kêu gọi Washington kìm chế và ngồi vào bàn đối thoại, đồng thời mời các tổ chức quốc tế đến Đông Ghouta điều tra vụ tấn công vũ khí hóa học ở Douma không phải là bởi Nga sợ Mỹ, mà chính là ông Putin đang mở cho ông Trump một lối thoát. Do đó, chắc chắn là Mỹ sẽ nắm lấy cơ hội này và chiến dịch tấn công vào Syria chắc chắn sẽ không diễn ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật