Kinh tế Việt Nam: Những dự báo tích cực

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong điều kiện tăng trưởng các quý tiếp theo tiếp tục có những diễn biến thuận lợi như quý 1, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,9% - 7,1%.
Kinh tế Việt Nam: Những dự báo tích cực
Ảnh minh họa

GDP năm 2018 có thể đạt 6,9% - 7,1%

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - tài chính quý 1 và dự báo cả năm 2018 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, GDP quý 1/2018 tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước nhờ động lực chính từ khu vực công nghiệp và xây dựng với ngành công nghiệp chế biến chế tạo là nòng cốt.

Tổng cung của nền kinh tế trong quý 1/2018 tiếp tục duy trì được đà tăng cao củ‌ּa qu‌ּý 4/2017 trên cả 3 khu vực.

Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước (quý 1/2018 là 9,7%; quý 1/2017 là 4,17%) nhờ ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng cao ngay từ quý 1 (tăng 13,6% so với cùng kỳ; quý 1/2017 tăng 8,3%) chủ yếu nhờ vào những đóng góp quan trọng của Samsung và Tập đoàn Formosa đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất quy mô lớn; (ii) ngành khai khoáng bước đầu phục hồi (quý 1/2018: tăng 0,4% so với cùng kỳ; quý 1/2017 giảm 10%).

Tăng trưởng khu vực dịch vụ được hỗ trợ bởi lượng khách quốc tế tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước (tăng 31%). Đây là nhân tố chính khiến doanh thu lưu trú ăn uống tiếp tục tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước (quý 1/2018: 7,6%; quý 1/2017: 6,03%). Cùng với đó, hoạt động vận tải và kho bãi cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá (quý 1/2018: 7,6%; quý 1/2017: 6,03%).

Đưa ra dự báo tăng trưởng cả năm 2018, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, trong điều kiện tăng trưởng các quý tiếp theo tiếp tục có những diễn biến thuận lợi như quý 1, dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,9% - 7,1%.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế quý 1/2018 đang gặp nhiều thuận lợi dựa vào sự cải thiện về tổng cung của nền kinh tế. Phân rã tăng trưởng cũng cho thấy điều này khi thành phần xu thế của tăng trưởng (thể hiện năng lực cung của nền kinh tế) đang trong xu hướng tăng nhờ những tác động tích cực có độ trễ của năm 2017.

Trong các quý còn lại của năm 2018, nếu tổng cầu tiếp tục có những diễn biến tích cực: cầu tiêu dùng duy trì được đà tăng như quý 1; đầu tư tư nhân tiếp tục tăng cao trong bối cảnh niềm tin vào tăng trưởng kinh tế khả quan; nếu tích cực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu quý 2/2018 để hỗ trợ tăng trưởng, tăng trưởng của nền kinh tế có thể vượt kế hoạch 6,5 - 6,7% đề ra cho năm 2018.

Lạm phát năm 2018 sẽ tăng ở mức 3,5% - 3,8%

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, lạm phát quý 1/2018 về cơ bản được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 2,66% so với cùng kỳ, và tăng 0,97% so với đầu năm; CPI bình quân ba tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,82%; Lạm phát cơ bản duy trì ổn định, tăng 1,38% so với cùng kỳ, thấp hơn mục tiêu đề ra trong năm là 1,6% - 1,8%.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, CPI tháng 3 giảm so với tháng trước đúng theo quy luật tiêu dùng sau Tết của những năm gần đây.

Phân tích cho thấy, tương tự xu hướng củ‌ּa qu‌ּý 1/2017, CPI quý 1/2018 tăng chủ yếu do tăng giá dịch vụ y tế (tăng 29,13% so với cùng kỳ đóng góp CPI tổng thể tăng 1,13 điểm %); nhóm giao thông (tăng 2,97% so với cùng kỳ đóng góp CPI tổng thể tăng 0,28 điểm %); giá nhà ở, vật liệu xây dựng (tăng 2,96% so với cùng kỳ, đóng góp CPI tổng thể tăng khoảng 0,47 điểm %).

Đưa ra dự báo lạm phát cả năm 2018, Ủy ban Giám sát Tài chính cho rằng, nếu không có yếu tố đột biến, lạm phát năm 2018 sẽ tăng ở mức 3,5% - 3,8% so với cùng kỳ.

Theo đó, giá điện tăng 6,08% từ cuối năm 2017 góp phần làm CPI năm 2018 tăng khoảng 0,1 điểm %. Giá thực phẩm đã tăng 1,2% so với đầu năm, đóng góp làm CPI tăng 0,27%. Nếu giá thực phẩm tăng tương đương với mức tăng của năm 2015 (1,5%) và 2016 (3,5%) sẽ làm lạm phát tăng 0,4 - 0,7 điểm %.

Yếu tố giá hàng hóa phi năng lượng sẽ không gây nhiều áp lực lên lạm phát do tốc độ tăng giá hàng hóa thế giới năm 2018 được dự báo sẽ thấp hơn năm 2017. Tuy nhiên, nếu giá dầu thô tăng khoảng 15% - 17% (ở mức 60 – 62 USD/thùng) sẽ góp phần làm cho giá giao thông tăng khoảng 5% - 7% so với năm trước, đóng góp làm CPI tổng thể tăng khoảng 0,5 - 0,7 điểm %.

Như vậy, dư địa lạm phát còn lại để điều chỉnh giá dịch vụ công trong năm 2018 là 1 - 1,2 điểm %. Nếu năm 2018, giá điện không tăng, giá dịch vụ y tế và giá giáo dục chỉ tăng 40% - 60% so với mức tăng của hai nhóm ngành này trong năm 2017 thì lạm phát sẽ ở mức 3,5% - 3,8% (so cùng kỳ).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật