Hy vọng cho giáo dục ở Afghanistan

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước khi năm học mới bắt đầu tại Afghanistan, khoảng 200 trưởng lão thuộc các bộ tộc ở quận Laj Mangal, tỉnh loya Paktia cùng tụ họp tại một sân trường để đưa ra tuyên bố quan trọng: Bất cứ gia đình nào không gửi con tới trường sẽ bị phạt 70 USD, bằng một nửa lương tháng của công chức nhà nước.
Hy vọng cho giáo dục ở Afghanistan
Các nữ sinh chơi đùa ở thành phố Herat. (Nguồn: New York Times)

Là một quận có dân số lên tới 50.000 người, chính quyền Laj Mangal đã xây tới 7 ngôi trường trong 15 năm qua. Thế nhưng số học sinh tại vùng núi nằm trong tầm ảnh hưởng của Taliban đến trường lại không như mong muốn của chính quyền. Trong khi đó các trưởng lão vì lo sợ những tục lệ cũ gây ảnh hưởng tới con em mình, nên đã đưa ra những biện pháp quyết liệt cần thiết để thúc đẩy trẻ em đi học. Thậm chí, lực lượng Taliban ở đây, sau khi được các trưởng lão tiếp cận, cũng tuyên bố ủng hộ quyết định này.

Câu chuyện ở Laj Mangal đã nhận được sự quan tâm ở khắp Afghanistan, không chỉ bởi vì điều đó sẽ giúp trẻ em được đến trường, mà còn bởi nó xuất hiện trong lúc đời sống của người dân nơi đây bị xuống cấp nghiêm trọng do B.L và tham nhũng.

Những con số đáng lo

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trên toàn lãnh thổ Afghanistan, có tới 3,5 triệu trẻ em không được đi học, 75% trong số đó là các trẻ em gái. Lý do khá đa dạng: B.L vẫn ở mức cao và tiếp tục lan rộng; Các trường vẫn hiếm giáo viên nữ trong khi nhiều gia đình chỉ cho con gái đi học ở những lớp do cô giáo dạy. Ngoài ra, đối với nhiều đứa trẻ, đi học đồng nghĩa với việc phải đi bộ vài cây số mỗi ngày. Tuy vậy, ở những khu vực tương đối bình yên, số lượng học sinh nữ lại cao hơn.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục Afghanistan, có tổng số 17.500 trường học trên toàn lãnh thổ quốc gia Hồi giáo này, thì chỉ riêng năm 2017 đã có tới 1.075 trường phải đóng cửa, phần lớn là do B.L hoành hành. Thậm chí, theo công bố của Pen Path, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì trẻ em, thì số trường bị dừng hoạt động lên tới 1.600.

Ở phía nam, nơi xung đột diễn ra liên miên suốt một thập kỷ qua, số học sinh phải nghỉ học do trường đóng cửa cũng tăng lên đáng kể. Ông Mattiullah Wesa, Giám đốc Pen Path, thậm chí còn cho biết trong số 400 quận trên toàn lãnh thổ Afghanistan, có tới 48 quận không có một học sinh nam nào tốt nghiệp cấp 3 và 130 quận không có bất cứ học sinh nữ nào tốt nghiệp trung học trong vòng 17 năm trở lại đây.

Ngoài ra, kết quả một khảo sát của tờ New York Times tại 32/34 tỉnh ở quốc gia này cho thấy gần một nửa số trường học không có cơ sở vật chất đầy đủ, có nghĩa là không có bàn ghế, thậm chí là phòng học. Được biết, học sinh tại 7.000 trường trong các tỉnh này phải ngồi học ngoài trời hoặc trường phải thuê nhà để làm lớp học cho học sinh…

tham nhũng hoành hành

Mặc cho những khoản tài trợ khổng lồ đầu tư vào ngành giáo dục Afghanistan, thế nhưng tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn và giáo dục tụt hậu vẫn diễn ra. Một trong những lý do lớn nhất là do tham nhũng và sự quản lý yếu kém của Chính phủ.

tham nhũng hoành hành tới mức đáng sợ trong mọi ngóc ngách của hệ thống giáo dục: từ các thủ tục giấy tờ nhỏ nhất, bổ nhiệm giáo viên cho tới những thất thoát trong ngân sách xây dựng trường học... Giáo viên muốn có việc làm ổn định sẽ phải hối lộ một khoản tiền khoảng 1.000 USD, bằng 5 tháng lương cơ bản khi đi làm của họ.

Ngoài ra, một số trường học còn xuất hiện tình trạng “giáo viên ma” - những giáo viên có tên trong biên chế nhà trường nhưng không hề có thật hoặc thậm chí một giáo viên lại có hai biên chế. Một báo cáo của phòng thanh tra đặc biệt Afghanistan cho thấy, Bộ Giáo dục còn cố tình khai man số lượng trường học và giáo viên trong nước nhằm mục đích đòi hỏi thêm tiền viện trợ từ các tổ chức cứu trợ quốc tế.

Và áp lực từ Taliban

Trong khi B.L trải dài trên khắp đất nước đã trở thành quen thuộc, thì người dân vẫn đang cố gắng tìm cách thương lượng với lực lượng Taliban để tìm cách mở lại các ngôi trường và đã đạt được những thành công nhất định.

Ở tỉnh Helmand, nơi có 30 trường học đang bị chiếm đóng làm căn cứ quân sự, người dân đã thành công trong việc gây áp lực tới chính quyền lẫn Taliban và được chấp thuận cho phép mở cửa lại. Tại quận Warduj, thuộc tỉnh Badakhshan, chính quyền cho biết 16 trường học bị đóng cửa trong 2 năm qua đã chính thức hoạt động trở lại vào đầu năm nay khi đàm phán thành công với Taliban.

Nhưng đó chỉ là số ít. Tuần trước, toàn thủ phủ Kunduz của tỉnh Kunduz đã phải hủy lễ khai giảng bởi đe dọa từ Taliban. Trên thực tế, mới chỉ có 1/4 trên tổng số 130 trường tại thành phố này mới được mở cửa đón học sinh. Số còn lại, kể cả những trường do chính phủ quản lý, vẫn phải chờ sự đồng ý của Taliban mới được phép hoạt động trở lại.

Phía Taliban nói rằng họ không hề chống lại giáo dục nhưng sẽ tiếp tục cưỡng chế đóng cửa trường học cho tới khi nào chính phủ trả lương cho giáo viên bằng tiền mặt, thay vì chuyển khoản ngân hàng. Quan chức chính phủ thì nói rằng phía Taliban đẩy mạnh thay đổi quy chế bởi họ muốn ăn chặn số tiền đó.

Dù cho những nỗ lực xây dựng tương lai cho con trẻ tại Afghanistan đang được đẩy mạnh và đạt được những thành công nhất định, thế nhưng con số đạt được lại không đáng vui mừng cho lắm so với tình trạng B.L kéo dài, cơ sở hạ tầng kém, lực lượng giáo viên mỏng và chính phủ không có được quyền hạn thực sự để đưa ra những thay đổi thực tế. Dường như, được đến trường là một điều gì đó quá xa xỉ với trẻ em nơi đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật