Bán nhà vì hàng xóm mê hát karaoke

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Vài hộ bán nhà để con yên tĩnh học, còn tôi khiếu nại với công an phường để con được nghỉ ngơi mà vẫn không yên“.
Bán nhà vì hàng xóm mê hát karaoke
Ảnh minh họa
Anh Trung Kiên, nhân viên Công ty Sapeco phàn nàn về tiếng ồn từ dàn karaoke của hai ông hàng xóm.
Anh kể, hai ông hàng xóm kia là bạn nhậu, chơi khá thân với nhau. Trước đây, nhậu xong về họ thường đi hát karaoke tại quán. Về sau, vì có tật “bia ôm” nên vợ một anh quyết định sắm dàn karaoke tại nhà. Anh còn lại sau một thời gian cũng sắm thêm một dàn xịn ở nhà mình, mời ông bạn nhậu về để đổi gió. Từ đó, mỗi trưa đến tối khuya, hàng xóm xung quanh đều chung cảnh bị “tr‌a tấ‌n” bởi tiếng ồn.
“Tôi nghĩ gia đình hai anh mới mua máy, thích thú vài bữa, tôi thông cảm nên im lặng chịu đựng, hy vọng họ sẽ chóng chán và trả lại sự yên tĩnh cho khu phố. Nhưng gần một tháng nay, ngày nào họ cũng nhậu nhẹt, hát hò rồi có khi xỉn lại đánh nhau. Âm thanh vang vọng vào chiếc micro khiến cả xóm đinh tai nhức óc”, anh Kiên, nhà ở quận 2, bức xúc kể.
Tháng trước, mẹ Kiên ốm, anh phải đưa bà sang nhà chị gái ở quận Tân Bình “lánh nạn” để được yên tĩnh nghỉ ngơi. Nhưng tình trạng này vẫn kéo dài khiến con nhỏ nhà anh không ngủ được. Vì vậy, anh quyết định lên công an phường khiếu nại.
Bà Đào, hàng xóm của anh Kiên, chỉ có 2 vợ chồng già sống với nhau cũng đang chịu cảnh tương tự. Bà nói: “Mấy nhà bên có gắn cửa kính còn đỡ tiếng ồn, chứ nhà tôi chỉ có cánh cửa sắt, mỗi ngày hai vợ chồng già phải gồng mình chịu trận. Có hôm chúng hát như rên rỉ, khi thì như chửi nhau ầm ĩ, rồi đập nhau la hét ầm ầm... Chúng hát dở còn không biết xấu hổ, mở nhạc thật to, gào rú như thú xổng chuồng. Già cả như hai vợ chồng tui nghe mấy nhạc đó chẳng khác nào bị hành hạ. Chắc phải dọn nhà đi nơi khác ở quá!”.
Bà Đào kể thêm, tuần trước trong xóm bà có một ông cụ vừa mất, gia đình thân chủ đau thương, bà con lối xóm, họ hàng đến chia buồn. Nhưng dàn karaoke nhà anh nọ vẫn “đến hẹn lại lên”. “Tôi không thể hiểu nổi ý thức cộng đồng từ hai gia đình này ở đâu. Họ bị công an phường xuống tận nhà cảnh cáo, rồi mời lên phường kiểm điểm nhưng vẫn không ăn thua gì”, bà bộc bạch.
Còn chị Thu Hoài, ở quận 9 thì đang đau đầu vì lo cho việc học hành của hai con năm cuối cấp bị ảnh hưởng bởi những người láng giềng mê hát.
Sau khi đi học ở trường, tối về nhà hai đứa con chị Hoài (một lớp 9, một lớp 11)phải học bài, làm bài cho ngày mai. Nhưng vì sát vách nhà anh Năm, nên mỗi khi nhà anh này cất tiếng hát karaoke là tường nhà chị Hoài cũng "rung bần bật", đủ các thể loại khiến lũ trẻ không thể tập trung được.
"Tôi và nhiều người trong xóm đã kiến nghị lên công an phường, nhưng thấy họ vẫn chứng nào tật nấy, còn kết quả học tập của các con tôi ngày càng sa sút rõ rệt", chị buồn rầu kể.
“Hiện nay, tôi đang tính bán nhà để đi nơi khác sinh sống vì thần kinh căng thẳng không thể chịu nổi tiếng ồn. Tôi sẽ tìm căn hộ mới ở khu yên tĩnh hơn. Tôi chấp nhận chịu cực vì cảnh chuyển nhà một tuần hay hai tuần chứ không thể kéo dài tình trạng học tập kém của các con mình vì hàng xóm vô ý thức”, chị khẳng định.
Em gái chị Hoài cách đó vài dãy nhà cũng bức xúc vì tình cảnh tương tự: "Hàng xóm nhà tôi hét ghê lắm, hăng nhất là khi say xỉn. Đêm nào tôi cũng không ngủ được dù nhà cửa kính kín mít không còn chỗ trống và dùng đủ thứ loại nút cao su nhét vào tai”.
Theo thạc sĩ Vật lý Nguyễn Thế Mai, Trường Đại học Tự Nhiên, TP HCM, lỗ tai con người tiếp xúc với âm thanh gần 137 decibel trong vòng 15 phút là đã vượt quá giới hạn cho phép. Nhà ở trong các xóm, khu phố san sát nhau nên âm lượng vọng ra ngoài từ các dàn karaoke rất lớn. Và âm thanh từ các dàn karaoke tại gia thường do những người không chuyên hát, nên họ hay gào to vì lên xuống không được, có âm lượng lên đến 600 decibel. Âm lượng này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ như ù tai, đau đầu, căng thẳng thần kinh và nghe liên tục sẽ dẫn đến điếc.
“Hiện nay, hát karaoke đang trở thành hình thức giải trí được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu các bạn muốn tổ chức hát karaoke tại nhà thì nên làm phòng cách âm, hát hò không nên quá khuya làm ảnh hưởng tới những người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ”, thạc sĩ Mai góp ý.
Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch TP HCM đã có sự phân cấp về quản lý kinh doanh karaoke cũng như hoạt động karaoke của các hộ gia đình. Kinh doanh karaoke của gia đình mà gây mất trật tự thì hàng xóm có thể phát đơn khiếu nại hoặc tố cáo đến UBND quận, phường đó.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật