Nhật Bản kỳ vọng gì khi đề xuất hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thúc đẩy đối thoại được cho là biện pháp hữu hiệu mở đường cho một giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản kỳ vọng gì khi đề xuất hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên?
Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Shinsuke Sugiyama hôm 28/3 cũng nhận định có nhiều thay đổi tích cực đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Newsinfo.

Tờ Asahi của Nhật Bản hôm 29/3 đưa tin, Triều Tiên đang cân nhắc khả năng tổ chức các cuộc gặp riêng rẽ với lãnh đạo các nước tham gia đàm phán 6 bên. Những thông tin này được đưa ra sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có chuyến thăm Trung Quốc và có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được cho là nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 4 và tháng 5 tới.

Theo Tờ Asahi của Nhật Bản, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể diễn ra vào tháng 6/2018. Nhật Bản đã thăm dò ý định của Chính phủ Triều Tiên về một hội nghị thượng đỉnh song phương và vấn đề đã được đưa ra thảo luận tại phiên họp gần đây của Đảng Lao động Triều Tiên.

Nếu Hội nghị này diễn ra, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Nhật Bản đầu tiên kể từ tháng 12/2011. Theo báo Asahi, Triều Tiên đang tìm kiếm khả năng tổ chức các cuộc gặp riêng rẽ với tất cả các bên trong đàm phán 6 bên, trong đó có Nga.

Hãng tin Reuters của Anh trước đó trích nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Nhật Bản đang mong muốn tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Abe và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thảo luận vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc cách đây hàng thập kỷ. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono trong một cuộc phỏng vấn tuần này cũng để ngỏ khả năng Thủ tướng Abe có cuộc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông cho biết, Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Hàn- Triều và cuộc gặp Mỹ- Triều.

Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Shinsuke Sugiyama hôm 28/3 cũng nhận định có nhiều thay đổi tích cực đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên:“Chúng tôi tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đang thúc đẩy các cuộc đối thoại, trước tiên là với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều này thể hiện thiện chí tốt. Nhật Bản đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bên”.

Với các cuộc khẩu chiến và phô trương sức mạnh quân sự giữa các bên thời gian qua đã đẩy bán đảo Triều Tiên trên bờ vực của miệng hố chiến tranh.Vì vậy, thúc đẩy các cuộc đối thoại được cho là giải pháp hữu hiệu, giảm căng thẳng cũng như mở đường cho một giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc vừa qua cũng nhận được sự hoan nghênh của các nước tham gia đàm phán 6 bên. Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá về triển vọng tích cực liên quan việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Thư kí báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho rằng mọi việc đang đi đúng hướng: “Chúng tôi lạc quan thận trọng nhưng dường như mọi việc đang đi đúng hướng. Lần đầu tiên Nhà lãnh đạo Triều Tiên có chuyến thăm nước ngoài. Mỹ coi đây là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên chúng tôi tiếp tục gia tăng sức ép nhằm vào Triều Tiên”.

Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc là bước đi quan trọng để thúc đẩy diễn biến tích cực trên Bán đảo Triều Tiên. Nga sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, cũng như nỗ lực tích cực để “thúc đẩy giải quyết tổng thể vấn đề của khu vực chỉ bằng các biện pháp chính trị-ngoại giao thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan”.

Đề cập khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin, thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, thời điểm này Tổng thống Putin chưa có kế hoạch nào cho một cuộc gặp như vậy.

Các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 29/3 được tiếp tục với cuộc gặp quan chức cấp cao giữa hai bên tại Làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên là phần quan trọng trong chương trình nghị sự và đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao ngày 9/ 1 vừa qua. Hai bên hôm 29/3 tiếp tục thảo luận về vấn đề này

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật