Giải đáp nhiều câu hỏi về trị giá tính thuế cho doanh nghiệp châu Âu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong thời quan qua, Cục Hải quan TP.HCM đã giải đáp nhiều câu hỏi vướng mắc của cộng đồng DN châu Âu liên quan đến công tác trị giá tính thuế.
Giải đáp nhiều câu hỏi về trị giá tính thuế cho doanh nghiệp châu Âu
Ngay từ đầu năm 2018, Hải quan TP.HCM đã chủ động đối thoại với DN Hoa Kỳ. Trong ảnh: Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM đang trao đổi với ông Mark Gillin, Phó Chủ

Khi nào cộng phí vào trị giá giao dịch

Theo Cục Hải quan TP.HCM, nhiều DN châu Âu còn lúng túng trong việc khai báo trị giá giao dịch. Cục Hải quan TP.HCM đã hướng dẫn, giải đáp nhiều câu hỏi của DN. Liên quan đến khoản phí phải cộng vào trị giá tính thuế, DN cho rằng, theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, phí phát sinh tại cửa khẩu Việt Nam trước khi thông quan liên quan đến phí Local charges (phí địa phương được trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng), DN thanh toán cho đại lý hãng tàu. Phí T.H.C (phụ phí xếp dỡ tại cảng) không phải là khoản phí phải cộng vào trị giá tính thuế, nhưng phí C.I.C (phí mất cân bằng container) DN thanh toán cho đại lý hãng tàu thì phải cộng vào trị giá tính thuế.

Các DN đề nghị Cục Hải quan TP.HCM giải thích về khoản phải cộng này. Hai khoản phí này phát sinh cùng thời điểm và DN thanh toán cùng nhau. Vậy DN có tiếp tục cộng khoản phí C.I.C này vào trị giá tính thuế, bởi vì khoản phí này có hãng tàu thu, có hãng tàu không thu.

Trả lời vướng mắc này, ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Thuế XNK, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, các chi phí trên chỉ cộng vào trị giá giao dịch khi người mua hàng (người nhập khẩu) trực tiếp thanh toán. Nếu người nhập khẩu mua hàng với điều kiện CIF và không phải trả bất kỳ chi phí nào khác như phí C.I.C hoặc T.H.C thì cơ quan Hải quan không cộng thêm vào giá giao dịch.

DN phản ánh, Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu chỉ để tham khảo hay áp dụng để áp giá tính thuế? Trong quá trình tham vấn, DN đã chứng minh giá thực mua từ nhà cung cấp nhưng công chức hải quan vẫn không chấp nhận, lý do là chênh lệch nhiều so với giá trên danh mục? Cơ sở dữ liệu của Hải quan là thông tin nội bộ mà DN không được biết, việc này dẫn tới việc thông tin xây dựng giá không minh bạch, rõ ràng đối với DN, cơ quan Hải quan có thể xem xét về việc minh bạch hóa cơ sở dữ liệu này?

Trả lời đề nghị trên của DN, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, căn cứ Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 của Bộ Công an và Thông tư số 161/2014/TT-BTC ngày 13/9/2014 của Bộ Tài chính quy định công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành Tài chính, Cục Hải quan TP.HCM không được phép cung cấp thông tin dưới dạng tài liệu “mật”.

Việc xác định trị giá tính thuế Cục Hải quan TP.HCM luôn tuân thủ các quy định của Pháp Luật và Hiệp định trị giá GATT. Đó là thông qua tham vấn và kiểm tra sau thông quan giữa cơ quan Hải quan và DN. Cơ quan Hải quan xác định trị giá tính thuế theo trị giá thực tế đã hoặc sẽ thanh toán trong điều kiện giao dịch bình thường, tính cạnh tranh không bị hạn chế. DN có thể phản ánh với Cục Hải quan TP.HCM những trường hợp DN cho rằng chưa minh bạch và rõ ràng trong việc xác định trị giá, để cơ quan Hải quan hướng dẫn cụ thể.

DN cho rằng, nhà nhập khẩu có thể mua hàng trực tuyến với giá khuyến mại và giá khuyến mại có thể là giá khai Hải quan được không? Theo Thông tư 39/2015/TT-BTC, giá trị giao dịch là giá trị thanh toán thực, do đó, giá trị khuyến mại là giá trị thanh toán thực có thể được coi là giá trị khai báo?

Trả lời vấn đề này, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, mua hàng trực tuyến, mua hàng có khuyến mại... là thông lệ quốc tế và là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế. Hải quan luôn tôn trọng việc khai báo của DN. Tuy nhiên, giá khai báo có được Hải quan chấp nhận hay không chấp nhận tùy thuộc vào lô hàng đó có đủ điều kiện và thỏ‌a mã‌n các quy định hay không.

Cơ sở dữ liệu về trị giá tính thuế

Trả lời vướng mắc của một số DN về cơ sở dữ liệu về trị giá tính thuế, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC, cơ sở dữ liệu về giá tính thuế của hải quan được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: Giá khai báo của cộng đồng DN làm thủ tục hải quan trong phạm vi toàn quốc, được hải quan chấp nhận tính thuế theo trị giá giao dịch; Giá chào bán của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, các nhà phân phối tại quốc gia xuất khẩu, tại các quốc gia ngoài nước xuất khẩu hoặc tại Việt Nam; Thông tin do các Phòng Thương mại - Lãnh sự quán của Việt Nam tại các quốc gia hoặc Phòng Thương mại - Lãnh sự quán của các quốc gia tại Việt Nam; Thông tin do Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan cung cấp; Thông tin do Bộ Công Thương hoặc các bộ ngành có liên quan cung cấp…

Cục Hải quan TP.HCM khẳng định, cơ sở dữ liệu giá tính thuế của Hải quan chỉ dùng để xác định căn cứ nghi vấn ban đầu khi DN nhập khẩu. Tổng cục Hải quan không cho phép sử dụng để điều chỉnh giá tính thuế. Nếu hàng hóa của DN không đủ điều kiện để tính thuế theo trị giá giao dịch, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng tuần tự các phương pháp và dừng ngay ở phương pháp nào có thể xác định được trị giá. Sử dụng giá chào bán trên internet, trừ 20% để điều chỉnh giá tính thuế là chưa đúng quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC vì sau khi xử lý mức giá internet chỉ là cơ sở dữ liệu và chỉ dùng để tham khảo.

Giải đáp vướng mắc của DN về thủ tục xây dựng giá trị Hải quan đối với hàng hóa phi mậu dịch, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, căn cứ Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định hàng quà biếu (phi mậu dịch) sẽ được tính theo giá khai báo nếu hải quan không có nghi vấn.

Trường hợp cơ quan Hải quan nghi vấn giá khai báo của DN không trung thực hoặc thấp hơn giá hàng giống hệt, tương tự được hải quan cập nhật vào hệ thống của hải quan thì hải quan sẽ điều chỉnh giá tính thuế các lô hàng phi mậu dịch (quà biếu) theo các mức giá tính thuế có sẵn trong hệ thống dữ liệu nhưng không phải là cơ sở dữ liệu. Thời gian xác định giá hàng phi mậu dịch: Thực hiện theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính về thông quan hàng hóa, nhưng không quá 8 giờ làm việc.

Tại lễ công bố sách trắng do Ero Cham tổ chức mới đây, ông Đinh Ngọc Thắng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM đã đánh giá cao nội dung của sách trắng trong việc hỗ trợ ngành Hải quan ngày càng hoàn thiện khung pháp lý, góp phần tạo môi trường kinh doanh. Nhiều kiến nghị nêu ra trong sách trắng cũng đã được Cục Hải quan TP.HCM quan tâm và đề xuất, và đây cũng là cơ hội để Cục Hải quan TP.HCM lắng nghe những bất cập, vướng mắc, hiến kế từ cộng đồng DN để báo cáo cấp trên hoàn thiện thể chế Pháp Luật. Ông Đinh Ngọc Thắng khẳng định thông điệp “Cộng đồng DN - Cục Hải quan TP.HCM là đối tác tin cậy, đồng hành cùng phát triển”, cam kết sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác giữa Hải quan và cộng đồng DN châu Âu ngày càng tốt đẹp, bền vững.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật