Thợ hàn bỏ chạy đầu tiên khi gây cháy làm 13 người t‌ử von‌g

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
15 tháng sau khi xảy ra hỏa hoạn làm 13 người chết tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông, ngày 26/3 TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử ba người liên quan.
Thợ hàn bỏ chạy đầu tiên khi gây cháy làm 13 người t‌ử von‌g
Quán karaoke rực lửa trong chiều 1/11/2016.

Các bị cáo bị truy tố về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, theo khoản 3, Điều 240 Bộ Luật Hình Sự 1999, gồm: Nguyễn Diệu Linh, Lê Thị Thì, Hoàng Văn Tuấn.

Theo cơ quan công tố, sau khi ký hợp đồng thuê căn nhà 9 tầng ở 68 Trần Thái Tông (phường dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) với giá 155 triệu đồng một tháng để kinh doanh karaoke, Linh thuê một công ty thiết kế và thi công phòng cháy chữa cháy.

Ngày 13/10/2016, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy mới cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế song Linh đã cho thi công từ trước đó ba tháng. Theo hồ sơ thiết kế, tầng hai phải có cửa thoát hiểm, nhưng Linh không thực hiện. Vách ngăn các phòng phải xây bằng gạch, nhưng từ tầng 3 đến tầng 6 Linh cho làm bằng khung sắt, ngoài ốp gỗ, giữa chèn nguyên liệu cách âm...

Đến ngày 31/10/2016, khối lượng công việc đã xong khoảng 90%. Sáng 1/11/2016, bà Thì được thuê để bắt ốc vít và hàn các khung sắt ở trần để ốp gỗ với giá 500.000 đồng. Khoảng 13h30 ngày 1/11/2016, bà Thì cùng Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn viện mang theo máy hàn điện, máy cắt, khoan bên tông đến quán làm việc.

Theo cáo buộc, Tuấn trong lúc dùng máy hàn thổi lửa vào bản lề cửa ra vào tầng 2 để cắt bản lề thì lửa vảy hàn bắn vào các phần ốp cách âm, gây cháy. Khi phát hiện có khói, Tuấn dập lửa rồi hô hoán rồi cùng một số người đi lấy nước dập nhưng không được nên bỏ chạy ra ngoài.

Sau 7 tiếng, đám cháy mới được dập. Vụ hỏa hoạn khiến 13 khách đến hát karaoke bị thiệt mạng.

Các bị cáo Tuấn, Thì, Linh (từ trái qua) tại phiên tòa sơ thẩm.

Thi công theo kinh nghiệm

Tại phiên tòa hôm nay, chủ tọa cho hay trong khi vách ngăn của các phòng phải bằng gạch và vật liệu chống bắt cháy nhưng bị cáo Linh lại cho chuyển bằng gỗ, ở giữa là bông, cao su….

“Quán có bao giờ bị chính quyền địa phương nhắc nhở?”, chủ tọa hỏi. Linh trả lời: “Có, hai lần. bị cáo có cam đoan không hoạt động kinh doanh đến khi có đầy đủ các điều kiện quy định”.

Hôm xảy ra vụ cháy, hai tiếng sau bị cáo Linh mới có mặt.

bị cáo Tuấn khai không có kinh nghiệm, chỉ học “mót” trong suốt quá trình đi làm ở các công trình. "Hôm đó, bị cáo chỉ được thuê làm ốp trần, bản lề. Việc cắt bản lề không nằm trong giao dịch. Tuy nhiên lúc đó, bà Thì nói: Cứ làm đi", Tuấn khai và cho hay chỉ dùng một tấm gỗ mỏng để che chắn các vảy hàn bắn ra ngoài trong khi cắt bản lề.

“Khi đổ nước dập lửa bất thành, bị cáo bỏ chạy để cho “cháy tự nhiên” thôi à?”, chủ tọa hỏi. “Lúc đó cháy đã to quá nên không cứu được nữa, bị cáo đành bỏ chạy”, Tuấn nói.

Tuấn cho rằng dù trực tiếp gây cháy song chỉ là người làm công, ăn lương nên đề nghị tòa xem xét khi lương hình. Theo giải trình, bị cáo được bà Thì trả công 270.000 đồng một ngày và mới làm được hơn 20 “công”.

>> Lời khai của bà Thì

Trước lời khai của Tuấn, bà Thì phủ nhận đã chỉ đạo bị cáo này cắt bản lề vì trong hợp đồng chỉ cắt sắt và bắt ốc vít, tổng cộng giá 500.000 đồng. “Nếu có cắt bản lề thì bị cáo đã làm hợp đồng khác”, bà Thì trình bày.

Nhân chứng viện ngay sau đó đã phản bác lời khai này, cho hay hôm đó có nghe được bà Thì nói “cứ cắt đi, cháy tao chịu”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật