Ngành dệt may Việt Nam đã xuất hiện tại Trung Quốc và nhiều thị trường lớn

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện ngành dệt may đã xuất hiện trên tất cả các thị trường lớn của thế giới, trong đó năm 2017 lần đầu có mặt tại Trung Quốc với 12% kim ngạch xuất khẩu.
Ngành dệt may Việt Nam đã xuất hiện tại Trung Quốc và nhiều thị trường lớn
Tất cả các nước phát triển đều có sự hiện diện của hàng dệt may Việt Nam. Ảnh minh họa

Sáng nay (23/3), Bộ Khoa học và Công nghệ và kênh VTV2- Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức họp báo Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam”.

tại buổi họp báo, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), sau 20 năm phát triển xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam hiện đã đứng thứ 3 trên toàn thế giới, với trên 31 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2017 và dự kiến nămkhoảng 34,5 tỷ USD.

Cũng theo ông Trường, hiện ngành dệt may Việt Nam đã và đang hướng đến tất cả các thị trường nước phát triển. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ là 48%, 28 nước EU 18%, Nhật Bản là 12%. Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã lần đầu đi vào Trung Quốc với 12% và xấp xỉ 10% tại thị trường Hàn Quốc.

“Tất cả các nước phát triển đều có sự hiện diện của hàng dệt may Việt Nam”, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhấn mạnh.

Về phương diện giá trị gia tăng, ông Trường cho biết, đến năm 2017, để làm được trên 31 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may, Việt Nam nhập khẩu các loại nguyên liệu xấp xỉ khoảng 16 tỷ USD. Ngoài ra, dệt may cũng là ngành xuất khẩu của Việt Nam đứng trên phương diện giá trị nội địa cao (xấp xỉ 50% giá trị hàng hóa dệt may là từ người Việt Nam).

Ông Trường cũng thêm, khi ngành dệt may đã đứng thứ 3 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu, thì Việt Nam trở thành đối thủ quan trọng của các đối thủ khác và đây là đích đến để cạnh tranh.

Điển hình, năm 2017, cả thế giới xuất khẩu dệt may đều có sự tụt giảm, nhưng Việt Nam lại tăng mạnh (3 tỷ USD). “Trong con mắt của đối thủ cạnh tranh, thì Việt Nam là một đối thủ cần kiềm chế, cần tập trung xử lý vì tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy, sức ép đối với Việt Nam hiện là rất lớn”, ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

Đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, xác định mục tiêu tổng quát phát triển ngành Dệt May Việt Nam là: “Trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới” (Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

Là đơn vị đầu ngành, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và các đơn vị thành viên đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, hội nhập kinh tế đưa đến không ít thách thức.

Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam” (do thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ) bắt đầu khởi động và triển khai thực hiện nhằm mục tiêu, nâng cao nhận thức chung của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên về thực thi, xây dựng và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với đó, nâng cao năng lực khai thác và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với một số nhãn hiệu của một số công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tổng Công ty May 10 - CTCP, Tổng Công ty Đức Giang – CTCP, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty CP Phong Phú).

Nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT của doanh nghiệp và nhận thức cộng đồng đối với việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Dự án, các hoạt động: khảo sát; đánh giá, định giá; phát triển thương hiệu; xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đào tạo, tập huấn; và truyền thông được tiến hành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật