Bí thư Đà Nẵng yêu cầu chủ dự án mở đường cho dân xuống biển

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Trương Quang Nghĩa yêu cầu chủ dự án khu du lịch Lancaster Nam O Resort phải tháo dỡ rào chắn, điều chỉnh lại chỉ giới công trình để trả lại bãi biển công cộng cho dân.
Bí thư Đà Nẵng yêu cầu chủ dự án mở đường cho dân xuống biển
Ảnh minh họa

Ngày 22/3, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa cùng đại diện các sở, ngành đã thị sát, kiểm tra việc người dân làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) tụ tập đông người để phản đối dự án khu du lịch sinh thái của Tập đoàn Trung Thủy (TP.HCM).

Sau khi xem bản đồ vị trí dự án, ông Nghĩa nói. “Tôi nghe là chủ tịch phường (bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam - PV) đến bảo vệ cho người ta làm hàng rào này, có đúng không? Quận Liên Chiểu phải xem lại dự án này. Chủ trương của thành phố là bãi biển của dân, không thể có cái hàng rào này được", ông Nghĩa nói.

Người đứng đầu TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan, xem xét lại ranh giới của dự án. "Phải có con đường đi xuống cho dân, bãi cát phải trả lại cho cộng đồng. Chủ trương là có con đường đi bộ, đường đi xe đạp ở khu vực này. Tôi đề nghị phải giải tỏa ngay hàng rào khu vực trên cho dân đi lại", ông Nghĩa chỉ đạo.

Ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết doanh nghiệp dựng hàng rào là để hạn chế người dân xuống khu vực nguy hiểm thì bị ông Nghĩa ngắt lời. Theo vị Bí thư Thành ủy, địa phương phải làm việc với chủ đầu tư để tháo dỡ ngay hàng rào chắn.

"Không được ngăn cấm người dân, du khách đến ghềnh đá Nam Ô tham quan, chụp ảnh. Cơ quan chức năng phải cử người đảm bảo an toàn cho người dân khi tới đây vui chơi", ông Nghĩa nói.

Bên trong dự án chưa thi công nhưng đơn vị đã đặt hàng rào và biển cấm. Ảnh: Giáp Hồ.

Sáng một ngày trước, hàng chục người dân làng Nam Ô tập trung phản đối dự án khu du lịch sinh thái của Tập đoàn Trung Thủy. Họ cho rằng việc quy hoạch, cấp phép dự án là của chính quyền nhưng chủ đầu tư không được chặn lối ra biển...

Anh Bùi Tấn Trình (người dân làng Nam Ô) nói rằng đường ra biển đã có hàng trăm năm. Trước đây, người dân sở tại vẫn xuống dọc bãi biển đi tắm và mưu sinh. Từ khi có dự án, chủ đầu tư đã dựng hàng rào ngăn lối đi xuống biển khiến việc vui chơi và mưu sinh của người dân không được như trước.

“Nơi đây buổi sáng là địa điểm để dân đi thể dục, tham quan. Nhờ con đường này mà chúng tôi thuận tiện trong việc xuống biển để đánh bắt thủy sản, nhưng giờ bị rào lại đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người”, anh Trình . 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật