Ukraine cố tương thích với châu Âu tranh thủ vụ Skripal

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kiev mời các nhà ngoại giao Anh tại Nga đến Ukraine làm việc sau khi bị Nga trục xuất.
Ukraine cố tương thích với châu Âu tranh thủ vụ Skripal
Ngoại trưởng Nga Pavlo Klimkin và Ngoại trưởng Anh Boris Johnson

Tờ Politico mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho biết ông đã có dịp ăn sáng với Ngoại trưởng Anh Boris Johnson trước cuộc họp ở Brussels hôm thứ 2 tuần này và đã đề cập tới vụ đầ‌u độ‌c cựu điệp viên Skripal với đại diện ngoại giao Anh.

Theo lời ông Klimkin, ông đã bày tỏ muốn giúp đỡ phía Anh giải quyết việc tái bố trí nhân lực ngoại giao sau khi Nga tuyên bố trục xuất 23 nhân viên ngoại giao Anh tại Nga về nước.

Động thái này được Moscow tuyên bố nhằm đáp trả các trừng phạt từ London vì cáo buộc đầ‌u độ‌c cựu gián điệp Nga Sergei Skripal và con gái.

Ông Klimkin cho rằng, thay vì để các nhà ngoại giao Anh trở về nước, những nhân viên này có thể tới Kiev để giúp đỡ cho cuộc cải cách đang diễn ra ở nước này, đồng thời cũng giúp mở rộng sự hiện diện của Hội đồng Anh ở Ukraine.

"Các nhân viên ngoại giao bị phía Nga trục xuất có thể tới Ukraine để hỗ trợ và cùng làm việc với chúng tôi. Bạn biết đấy, về cơ bản đó là một ý tưởng tốt" - Ngoại trưởng Klimkin kể lại cuộc gặp của ông với Ngoại trưởng Anh.

Ông kể thêm: "Vì vậy, nếu ông ấy xem xét ý tưởng đó dưới góc độ các quyết định về nhân sự. Điều đó thật tuyệt vời".

Nhà ngoại giao hàng đầu Ukraine khẳng định họ có kinh nghiệm trong việc hiểu rõ cách tuyên truyền của người Nga. Ông lập luận rằng, có một sự tương đồng trong việc Nga từ chối bất cứ vai trò nào trong vụ tấn công bằng chất độc thần kinh giống như họ đã từ chối xâ‌m lượ‌c quân sự vào miền Đông Ukraine, và bán đảo Crimea hay từ chối bất kỳ sự vi phạm không phận nào trong vụ bắn rơi máy bay chở khách mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Ukraine.

"Chúng tôi liên tục phân tích các phản ứng, tuyên truyền của Nga cũng như cái cách mà Nga đáp trả các tuyên truyền. Hãy xem cái cách Nga phủ nhận, thao tác của họ, ý nghĩa của các thông điệp. Chúng là cùng một khuôn mẫu" - Ngoại trưởng Ukraine nói.

Để lấy ví dụ, ông Klimkin đã dẫn lời, Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov cho rằng, chính nước Anh đã có thể phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công chất độc thần kinh vào cựu điệp viên Nga và bình luận rằng: "Nói rằng nước Anh đã tổ chức cuộc tấn công, cũng giống như nói rằng Ukraine là người đã tổ chức cuộc xâ‌m lượ‌c ở Crimea hoặc cuộc xâm lăng ở Donbass. Về cơ bản là cùng một kiểu logic đó".

Ngoại trưởng Klimkin đã nhiều lần tìm cách thuyết phục sự đầu tư nhiều hơn từ châu Âu vào quốc gia này song với ý tưởng lần này, dường như Ukraine không được phía Anh đón nhận.

Sau khi trình bày các lập luận của Ngoại trưởng Ukraine, ông Boris Johnson không có bình luận nào. Bộ Ngoại giao Anh hiện cũng chưa lên tiếng về ý tưởng này.

bình luận mới nhất từ phía Anh về vụ đầ‌u độ‌c Skripal là Đại sứ quán Anh tại Nga.

Tuyên bố của Đại sứ quán Anh tại Nga sau khi một thành viên tới tham dự cuộc họp với các đại sứ nước ngoài tại Nga cho rằng họ "không nhận được lời giải thích thỏa đáng" từ phía Nga.

“Một đại diện của Đại sứ quán Anh đã tham dự cuộc họp về vụ Skripal. Chúng tôi không nhận được lời giải thích thỏa đáng về việc tại sao một chất độc được sản xuất tại Nga lại có thể được sử dụng trên lãnh thổ Anh. Thay vì đưa ra câu trả lời, Nga tiếp tục truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch” - dòng tweet đăng tải trên trang tin của Đại sứ quán Anh tại Nga.

Trong một động thái tiếp tục khiến quan hệ Anh - Nga thêm căng thẳng, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích những phát ngôn của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khi so sánh việc Nga tổ chức giải bóng đá thế giới World Cup 2018 với Thế vận hội Olympic tại Berlin năm 1936 dưới thời nhà độc tài người Đức Adolf Hitler.

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, Ngoại trưởng Anh bị “đầ‌u độ‌c bởi tâm lý thù hằn, thiếu chuyên nghiệp” và đây là hành động không thể chấp nhận được đối với một đại diện ngoại giao của một quốc gia châu Âu.

Cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái.

Trong cuộc họp với các đại sứ nước ngoài tại Nga liên quan đến vụ đầ‌u độ‌c trên, ông Vladimir Yermakov, người đứng đầu bộ phận kiểm soát và cấm phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã trình bày 2 trường hợp có thể lý giải cho việc này.

"Logic cho thấy chỉ có 2 tình huống có thể xảy ra: Hoặc là chính quyền Anh không bảo vệ được người dân khỏi các cuộc tấn công khủ‌ng b‌ố ngay trên lãnh thổ của họ, hoặc là chính quyền Anh đã trực tiếp hay gián tiếp, tôi không tố cáo một ai, dàn dựng cuộc tấn công nhắm vào một công dân Nga" - ông Yermakov đề cập tới con gái cựu điệp viên Sergei Skripal vẫn đang là công dân Nga.

Phía Nga đã nhiều lần yêu cầu Bộ Ngoại giao cũng đại diện phía Anh cung cấp các thông tin về chất độc được tìm thấy, các hồ sơ điều tra cũng như tình hình sức khỏe các nạn nhân trong vụ việc không chỉ bởi phía Anh cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công mà còn bởi Yulia Skripal là một công dân Nga.

Các yêu cầu trên chỉ là thực hiện các quy tắc thông thường về bảo vệ công dân Nga ở nước ngoài nhưng phía Anh đã từ chối cung cấp các tài liệu liên quan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật