Chuyển địa điểm học sau vụ vữa trần rơi khiến 3 học sinh nhập viện

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội, cho biết học sinh sẽ đến học ở cơ sở khác sau sự cố vữa trần rơi khiến 3 em bị thương ngày 20/3.
Chuyển địa điểm học sau vụ vữa trần rơi khiến 3 học sinh nhập viện
Ảnh minh họa

Trao đổi với Báo chiều 21/3, ông Phan Thanh Tùng, hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội, cho hay sáng 21/3, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng và các đơn vị liên quan đã có cuộc họp bàn phương án di dời , giáo viên để đảm bảo an toàn trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của .

Hiện tại, hiệu trưởng khảo sát lại các cơ sở giáo dục trên địa bàn để di dời học sinh sau sự cố sập vữa.

Chiều nay, nhà trường thông báo đến học sinh, theo đó các lớp buổi sáng và chiều sẽ di chuyển đến địa điểm mới từ ngày mai.

Trước đó, tháng 10/2017, vữa trần nhà rơi trong phòng học lớp 10A12 và 12A13. Rất may, cả trường được nghỉ và học sinh đang ngoài sân tập thể dục nên không có tai nạn đáng tiếc.

Cũng trong thời gian đó, qua kiểm tra, thầy Tùng thấy nhiều phòng khác cũng có dấu hiệu không ổn nên chủ động làm cho vữa rơi khi trong phòng không có người.

Sự việc tiếp tục xảy ra vào trưa 20/3, một mảng vữa trần rơi tại lớp 12A12 khiến 3 học sinh bị thương. Ngay sau đó, nhà trường đưa 3 em đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn.

hiện trường vụ vữa trần rơi trong lớp học sáng 20/3.

Ông Nguyễn Viết Cẩn, trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội, cho hay gói thầu xây dựng trường THPT Trần Nhân Tông có tổng số vốn 54 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 được thành phố Hà Nội rót vốn 30 tỷ đồng và đã đóng thầu.

Sở GD&ĐT nhiều lần đề xuất Ban xây dựng công nghiệp của UBND thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ di dời học sinh đi nơi khác. Nhưng việc tìm được địa điểm cho thuê và thống nhất mức giá thuê phù hợp với ngân sách Nhà nước rất khó khăn.

Ông Nguyễn Thế Sơn - phó phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội - thông tin tại Hà Nội, không chỉ riêng trường THPT Trần Nhân Tông rơi vào tình trạng xuống cấp, chờ phê duyệt kinh phí cải tạo. Khối THPT và các trường trực thuộc sở GD&ĐT cũng có nhiều nơi cần được sửa chữa.

Từ nay đến năm 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất kinh phí sửa chữa, nâng cấp cho 40 trường với các hạng mục như: Mái, cửa bục, mọt, chống thấm, nhà vệ sinh xuống cấp…  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật