CPTPP có bị ảnh hưởng từ khủng hoảng chính trị ở Nhật Bản?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Biến động chính trị ở Nhật Bản, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong số các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẽ không thể “hủy hoại” hiệp định thương mại quan trọng nhất khu vực này, song có khả năng làm chậm tiến trình phê chuẩn hiệp định.
CPTPP có bị ảnh hưởng từ khủng hoảng chính trị ở Nhật Bản?
Ảnh minh họa

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso đang hứng chịu sức ép ngày càng lớn liên quan tới vụ mua bán một mảnh đất nhà nước cho tổ chức giáo dục tư nhân Moritomo Gakuen.

Mọi chú ý hiện tập trung vào việc liệu vụ bê bối đất công liên quan tới Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản - nền kinh tế lớn nhất trong số 11 nước tham gia CPTPP có ảnh hưởng tới quyền lực của đảng LDP cầm quyền của ông Abe hay không?.

Nhật Bản đang giữ vai trò đầu tàu của CPTPP. Theo giới phân tích, CPTPP rất khó đi tới thành công nếu thiếu Nhật Bản.

Vụ bê bối liên quan tới thỏa thuận bán một khu đất công với giá quá ưu đãi cho tổ chức giáo dục Moritomo Gakuen, trong đó có dính líu tới vợ của ông Abe là bà Akie Abe, được xem là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất mà ông Abe phải đối mặt kể từ khi lên nắm quyền.

Tuy vậy, giữa tâm bão, Thủ tướng Abe tuyên bố chính phủ của ông vẫn giữ vững vai trò đi đầu trong việc sớm thúc đẩy thực thi hiệp định.

Giới phân tích nhận định, phe đối lập sẽ nhân cơ hội này gây cản trở việc Quốc hội phê chuẩn CPTPP. Tuy nhiên, LDP có đủ khả năng để vượt qua trở ngại này.

Nhật Bản chắc chắn sẽ phê chuẩn hiệp định bất chấp những lùm xùm liên quan tới ông Abe, bởi vì trong trường hợp xấu nhất là ông Abe bị buộc từ chức, những người kế nhiệm tiềm năng như Shigeru Ishiba, Fumio Kishida và Taro Kono đều ủng hộ hiệp định tự do thương mại này.

Mối lo ngại lúc hiện nay không phải là CPTPP có được phê chuẩn hay không mà là tiến trình phê chuẩn có thể sẽ bị kéo dài.

Dự kiến ban đầu CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay. Tuy nhiên, với tình hình Nhật Bản, các nước khác có thể sẽ dừng lại để quan sát Nhật Bản và tiến trình phê chuẩn có thể bị kéo dài đến cuối năm nay và thời gian hiệu lực có thể bị đẩy lùi sang đầu năm 2019.

Trong khi đó, quá trình chuyển giao chính trị tại một số nước thành viên CPTPP khác cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới CPTPP.

Malaysia sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5. Điều đó có nghĩa là Quốc hội nước này không thể kéo dài nhiệm kỳ cho tới cuối năm nay.

Tổng tuyển cử và bầu cử tổng thống Mexico dự kiến tổ chức trong tháng 7 tới có khả năng ảnh hưởng tới kế hoạch phê chuẩn CPTPP của quốc gia Nam Mỹ này.

Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, chính phủ Malaysia và Mexico có đủ năng lực để hoàn tất CPTPP.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật