Gần 70% giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam qua Facebook

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Số liệu từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, có gần 70% người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử mua các sản phẩm qua Facebook.
Gần 70% giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam qua Facebook
Gần 70% giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam qua Facebook. Ảnh minh họa.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng được ưa chuộng do giá bán thấp hơn mua hàng truyền thống và hình thức vận chuyển nhanh hơn. Mặt hàng được người Việt Nam mua bán nhiều nhất qua thương mại điện tử là thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống.

Công cụ mua sắm chủ yếu qua smartphone chiếm tới 52%, doanh số thương mại điện tử Việt Nam vào 2016 đạt 5 tỷ USD, dự kiến tăng lên 10 tỷ USD trong 5 năm nữa.

Sự chênh lệch giữa các vùng miền còn rất lớn, thương mại điện tử chủ yếu diễn ra ở hai thành phố lớn là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện có các trang dẫn đầu về thương mại là Lazada, Shopee, Sendo, Adayroi, Thế giới di động, FPT.

Việt Nam có khá nhiều nhà cung cấp nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử song có tới 66% người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử mua các sản phẩm qua Facebook, đây là con số thống kê vào năm 2016, con số này tăng từ 44% năm 2015. Điều này chứng tỏ Facebook có vai trò hết sức quan trọng trong thương mại điện tử ở Việt Nam.

Theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, ngành TMĐT Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25%/năm và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 – 2020. Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD.

Lợi nhuận của các nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40-45%, trong khi đó, chi phí phải trả cho đơn vị TMĐT trung bình 30%. Họ buộc phải đưa giá cao lên để hạn chế rủi ro từ việc trả hàng, tồn hàng...

Bên cạnh doanh nghiệp, các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web thương mại điện tử trong nước, khiến thị trường này ngày càng sôi động.

Dù tiềm năng phát triển là có thật, thế nhưng, TMĐT tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại như sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thông tin còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng.

Theo nghiên cứu, khoảng trên 50% người mua sắm Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh toán, hậu mãi…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật