Trung Quốc tập trận lớn thách thức Mỹ

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo Trung Quốc đưa tin quân đội Trung Quốc (PLA) vừa có cuộc tập trận lớn nhất, di chuyển quân hàng nghìn cây số nhằm phô trương sức mạnh cũng như để rèn quân thách thức Mỹ ở nước ngoài.
Trung Quốc tập trận lớn thách thức Mỹ
Ảnh minh họa

Cuộc tập trận bắt đầu ngày 12.3, với hơn 10.000 lính thủy đánh bộ hành quân hơn 1.240 dặm để đến các quân trường ở các tỉnh Vân Nam và Sơn Đông.

Số quân này di chuyển bằng máy bay, tàu chiến, xe lửa, xe tải và ngay khi vừa đến quân trường đã lao vào tập trận. Có tin ở các cuộc tập trận, một số quân nhân Trung Quốc đã uống máu bò.

Hải quân Trung Quốc đưa tin hơn 1.000 lính thủy đánh bộ tập trận hôm 15.3 ở tỉnh Phúc Kiến (đông nam Trung Quốc) đối diện Đài Loan. Bắc Kinh đã liên tục dọa dùng vũ lực để chiếm Đài Loan, và Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký Luật đi lại Đài Loan càng khiến Trung Quốc bực tức, vì Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một tỉnh.

Một chuyên gia quân sự (giấu tên) nói với Hoàn Cầu thời báo: “Thực hiện các nhiệm vụ ngoài biên cương tổ quốc có thể tăng cường sức mạnh cho khả năng chiến đấu của lính thủy đánh bộ, cũng như về kỹ năng phản ứng nhanh, hoạt động khẩn cấp”.

Chuyên gia này cũng lưu ý các kỹ năng này có thể được áp dụng khi lính thủy đánh bộ Trung Quốc được triển khai đến những nơi mà Trung Quốc đang tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và cần có quân đội bảo vệ.

Hồi đầu năm nay, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin một số quân nhân Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ bảo vệ hai căn cứ hải quân ở nước ngoài của Trung Quốc, tại Pakistan và Djibouti.

Bắc Kinh cũng đang muốn xây căn cứ hải quân ở nước ngoài thứ hai gần cảng dân sự Gwadar (Pakistan), sau khi có căn cứ đầu tiên tại Djbouti ở vùng Sừng châu Phi hồi năm 2017.

Nhà phân tích quân sự Chu Thần Minh ở Bắc Kinh nói căn cứ gần cảng Gwadar ở vùng biển Ả Rập sẽ cho phép tàu chiến Trung Quốc cập cảng và bảo trì cùng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu cần. Ông còn nói phải có cảng riêng cho tàu buôn và tàu chiến, và tàu buôn cần cảng lớn với nhiều không gian để làm nhà kho, bãi chứa container, trong khi tàu chiến cũng cần bảo trì và tiếp liệu.

Một nguồn tin thân cận PLA cũng cho báo SCMP biết hải quân Trung Qyốc muốn lập một căn cứ gần cảng Gwadar, giống như căn cứ đã đi vào hoạt động ở Djibouti. Nguồn tin này nói: “Cảng Gwadar không thể cung cấp dịch vụ hậu cần cho tàu chiến. Đặt hàng ở đó rất lộn xộn, không phải là chỗ thích hợp để tiến hành hỗ trợ hậu cần quân sự”.

Sự xác nhận tiếp sau trang web The Daily Caller (ở Mỹ) dẫn lời cựu đại tá bộ binh Lawrence Sellin: đã có những cuộc làm việc giữa quan chức cấp cao Trung Quốc-Pakistan bàn việc Bắc Kih muốn xây căn cự quân sự trên bán đảo Jiwani gần cảng Gwadar và gần biên giới Iran.

Cảng Gwadar là phần chủ đạo của Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Một vành đai - Một con đường nối Trung Quốc với châu Âu và châu Phi.

Ông Sellin còn nói căn cứ Jiwani có thể sẽ là “dấu hiệu Trung Quốc quân sự hóa ở Pakistan, và đặc biệt ở Ấn Độ Dương”. Các nhà quan sát quân sự Trung Quốc nói cảng Gwadar có tầm quan trọng về địa-chiến lược và quân sự, nhưng Trung Quốc không quân sự hóa Pakistan.

Ông Chu Thần Minh nói Trung Quốc muốn có đường dễ đến Ấn Độ Dương, và các căn cứ quân sự là một phần trong nỗ lực giữ những tuyến đường biển chiến lược, để chở dầu và các tài nguyên về Trung Quốc phục vụ chương trình hiện đại hóa vốn rất “khát” năng lượng của Trung Quốc.

Ông Chu Thần Minh nói: “Hạm đội hải quân Trung Quốc tuần tra vịnh Aden và các tàu chiến hộ tống tàu chở dầu Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cần một căn cứ hải quân để bảo trì, cung cấp dịch vụ hậu cần vì họ không thể mua những thứ cần thiết ở Pakistan”.

Nhà nghiên cứu Rajeev Ranjan Chaturved ở viện Nghiên cứu Nam Á (thuộc Đại học quốc gia Singapore) nói Ấn Độ biết rõ kế hoạch của Trung Quốc ở Pakistan: “Trung Quốc phát hiện sẽ có ích nếu dùng Pakistan chống Ấn Độ và phớt lờ những quan ngại của Ấn Độ, nhất là những vấn đề khủ‌ng b‌ố. Việc này tạo ra căng thẳng trong quan hệ Trung-Ấn, Tuy nhiên, khả năng và kinh nghiệm của hải quân Ấn Độ tại Ấn Độ Dương rất tốt, giỏi hơn Pakistan và Trung Quốc”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật