Nhà đầu tư chú ý hơn với sự trở lại trong chính sách tiền tệ của Fed

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, tuần tới có lẽ là thời gian để họ chuyển sự chú ý trở lại với chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Nhà đầu tư chú ý hơn với sự trở lại trong chính sách tiền tệ của Fed
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ảnh Internet

Cuộc họp chính sách của Fed sẽ diễn ra trong 2 ngày 20-21/03/2018, và nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng là Fed sẽ nâng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2018 tại cuộc họp này. Chưa hết, đây cũng là cuộc họp chính thức đầu tiên của ông Jerome Powell với tư cách là tân Chủ tịch Fed, và nhà đầu tư háo hức chờ đợi để xem định hướng chính sách của ông Powell khác biệt như thế nào so với bà Janet Yellen.

Thị trường hiện đang kỳ vọng sẽ có 3 đợt nâng lãi suất trong năm nay, và có khoảng hơn 30% cho rằng sẽ có 4 đợt nâng lãi suất.

Tính tới thời điểm này trong năm 2018, S&P 500 đã tăng 2.9%, nhưng vẫn còn thấp hơn 4.2% so với mức cao nhất mọi thời đại được xác lập hồi ngày 26/01/2018. Chỉ số này vẫn đang khôi phục lại những gì đã mất trong đợt điều chỉnh 10% vào đầu tháng 2/2018. Hôm thứ Sáu (16/03), S&P 500 tăng nhẹ lên mức 2,752.01 điểm. Dẫu vậy, nhà đầu tư vẫn tiếp tục tỏ ra lạc quan.

Trên thực tế, thành quả của thị trường chứng khoán trong năm 2018 cho thấy một điều là nhà đầu tư dường như chẳng quan tâm tới tình trạng lãi suất cao hơn, miễn là theo kịp với lạm phát.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn ở dưới 3%, một mức được xem là vừa phải. Đà bán tháo tháng 2/2018 xuất phát từ nỗi lo sợ về lạm phát, sau khi báo cáo việc làm tháng 1/2018 cho thấy áp lực tiền lương đang gia tăng. Tuy nhiên, sau đó thị trường chứng khoán đã hồi phục trở lại khi dữ liệu kinh tế lại cho thấy giá vẫn chưa tăng quá nhanh.

Rất khó để dự đoán thị trường sẽ diễn biến ra sao trong 12 tháng tới, nhưng chắc chắc là một số lĩnh vực sẽ có điều kiện tốt hơn trong môi trường lãi suất ngày càng tăng.

Như vậy, khả năng FED nâng lãi suất trong kỳ họp tháng 3 đã được dự báo từ trước nên sẽ bất ngờ nếu FED không nâng lãi suất. Thị trường tài chính toàn cầu sẽ không có biến động lớn trong trường hợp FED tăng lãi suất. Tuy nhiên, yếu tố cần quan tâm là các phát biểu và nhận định của FED sau phiên họp, đây là những chỉ báo cho thấy xu hướng nâng lãi suất trong tương lai.

Tại thị trường chứng khoán Việt, dòng vốn ngoại vào Việt Nam có dấu hiệu chững lại bắt đầu từ đầu tháng 2, thời điểm thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh sau thông tin về tiền lương tại Mỹ. Vào cuối tháng 2, xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài chưa thay đổi khi liên tiếp có thêm thông tin Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép và phát biểu mới của Chủ tịch FED.

Theo nhiều chuyên gia, khả năng FED nâng lãi suất vào kỳ họp tháng 3 vì vậy sẽ không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại, mà cần quan sát tổng thể diễn biến tăng trưởng, lạm phát tại Mỹ, cùng với đó là xu hướng dòng vốn trên toàn cầu trước những thay đổi về khả năng FED nâng lãi suất trong năm 2018.

Nhìn lại lịch sử khi FED chuẩn bị nâng lãi suất từ năm 2014 đến nay có thể thấy, dòng vốn vào, ra các thị trường mới nổi/cận biên liên tục biến động, tăng và giảm xen kẽ trên cùng một nền lãi suất tăng. Do vậy, nếu dòng vốn có bị rút ra thì đây cũng là tác động có tính ngắn hạn. Sức hấp dẫn riêng có của Việt Nam mới chính là sức hút dài hạn với dòng vốn nước ngoài.

Hơn nữa, thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong trạng thái tốt, có thể thấy qua diễn biến lãi suất liên ngân hàng và việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành một lượng tiền lớn tín phiếu để hút tiền sau Tết Nguyên đán. Cho nên, trong ngắn hạn, lãi suất tiền đồng sẽ không phải là yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Vì một lý do nào đó, dòng tiền nước ngoài giảm hoặc đảo chiều, trật tự vốn có thể bị xáo trộn. Tuy vậy, luôn có vai trò điều tiết của Nhà nước, giúp giảm bớt hoặc loại trừ được tác động từ những cú sốc bên ngoài.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật