Phản ứng của Mỹ khi Saudi muốn có vũ khí hạt nhân

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù bây giờ Saudi Arabia mới tuyên bố muốn phát triển vũ khí hạt nhân nhưng tực tế, vũ khí hủy diệt này có thể đã nằm trong kho của Riyadh.
Phản ứng của Mỹ khi Saudi muốn có vũ khí hạt nhân
Tên lửa đạn đạo của Saudi Arabia có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Thái độ của Mỹ

Trả lời phỏng vấn trên Kênh truyền hình CBS hôm 11/3, Hoàng tử Mohammed bin Salman của Vương quốc Saudi Arabia thẳng thắn cho rằng, Arab Saudi sẽ phát triển bom hạt nhân nếu Iran làm điều đó.

Vị hoàng tử này tuyên bố: "Saudi Arabia không muốn có bom hạt nhân, nhưng không nghi ngờ gì nếu Iran phát triển một quả bom hạt nhân, chúng tôi sẽ làm theo càng sớm càng tốt".

Ngay khi vị hoàng tử đưa ra tuyên bố này, Mỹ lập tức đã đưa ra cảnh báo Riyadh về hậu quả một khi nước này theo đuổi chương trình phát triển bom hạt nhân.

Hãng PTI dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cơ quan này đã cảnh báo cả Saudi Arabia và Pakistan không buôn bán vũ khí hạt nhân, đồng thời tuyên bố sẽ có "nhiều hậu quả từ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)" nếu Riyadh xúc tiến bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

Tuyên bố được Mỹ đưa ra khi Saudi Arabia đang muốn tự phát triển đồng thời mua vũ khí hạt nhân từ Pakistan. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nghe được kế hoạch này. Và cả 2 quốc gia kể trên sẽ nhận nhiều hậu quả từ NPT".

Thái độ của Mỹ về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Saudi Arabia đã khá rõ ràng, tuy nhiên theo truyền thông Mỹ, đây chỉ là bước công khai của Riyadh còn thực tế lại hoàn toàn khác.

Saudi Arabia đã có vũ khí hạt nhân?

Theo nội dung bài viết trên tờ The Washington Free Beacon hồi cuối năm 2017 cho biết, chính Saudi Arabia chứ không phải Iran là quốc gia Trung Đông đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn tin dẫn lời chuyên gia về vũ trang và phổ biến hạt nhân Emily B. Landau thuộc viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Israel cho biết, hiện nay "mọi cặp mắt đang hướng về Saudi Arabia".

Sau Iran, "Saudi Arabia sẽ là đối thủ số một về sở hữu vũ khí hạt nhân vì có mối quan hệ với Pakistan. Saudi Arabia đã cấp tài chính cho chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan và hai bên có thể đã có một số dàn xếp về khả năng hạt nhân. Saudi Arabia có thể sẽ mua bom từ Pakistan."

Nguồn tin này cho biết thêm, thông tin về việc Saudi Arabia muốn sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là mới, bởi ngay từ năm 2011, cựu Giám đốc cơ quan tình báo Saudi Arabia – hoàng tử Turki al-Faisal cho biết vương quốc này đang cân nhắc khả năng sở hữu vũ khí vũ khí hạt nhân để tạo sự cân bằng với đối thủ trong khu vực là Iran.

Hoàng tử Faisal phát biểu tại một diễn đàn an ninh tổ chức ở Riyadh: "Nỗ lực của chúng tôi và cả thế giới đã thất bại trong việc thuyết phục Iran từ bỏ vũ khí hạt nhân. Do vậy, vì trách nhiệm đối với tổ quốc và dân tộc, chúng tôi đang cân nhắc mọi khả năng, bao gồm cả sở hữu vũ khí hạt nhân".

Từ lâu, phương Tây đã cáo buộc Iran đang tìm cách chế tạo bom hạt nhân, tuy nhiên nước này luôn phủ nhận cáo buộc trên. Những đồn đoán về vũ khí hạt nhân của Saudi Arabia được cho rằng còn liên quan đến tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 nước này đã mua từ Trung Quốc.

Theo một số nguồn tin quân sự, ước tính số lượng tên lửa được chuyển giao cho Saudi Arabia vào khoảng 30-120 tên lửa. Theo tuyên bố của Trung Quốc, DF-3 là loại tên lửa một tầng, nhiên liệu lỏng, được Trung Quốc phát triển trong những năm 1960. Ước tính tầm bắn của DF-3 vào khoảng 2.500km, mang đầu đạn thường 2.000kg.

Trong khi đó, theo đánh giá của The Washington Free Beacon, tên lửa DF-3 được xem là tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt, và giữa Saudi Arabia và Pakistan đã ký kết một thỏa thuận bí mật, theo đó, Pakistan sẽ đầu đạn hạt nhân của nước này cho các tên lửa DF-3 này trong trường hợp xảy ra mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Vì vậy, The Washington Free Beacon cho rằng, rất có thể loại vũ khí hạt nhân mà phương Tây nghi Saudi Arabia đang sở hữu chính là những đầu đạn được cung cấp bởi Pakistan trang bị cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật