Cô giáo bắt học sinh quỳ có cấu thành tội làm nhục người khác?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo luật sư, việc bắt các cháu học sinh phải quỳ gối có thể theo cô giáo là cách “dạy bảo” nhưng về mặt Pháp Luật đã xâ‌ּm hạ‌ּi đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người...
Cô giáo bắt học sinh quỳ có cấu thành tội làm nhục người khác?
Trường tiểu học Bình Chánh - nơi nữ giáo viên phải quỳ xin lỗi phụ huynh.

Liên quan đến vụ việc một nữ giáo viên trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh vì phạt học sinh, nhiều ý kiến cho rằng, hành vi của nhóm phụ huynh có dấu hiệu của Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình Sự 2015 và hành vi của cô giáo bắt học sinh quỳ thì xử lý như nào theo quy định của Pháp Luật?

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm, để đánh giá một cách khách quan, toàn diện bản chất vụ việc thì cũng cần thiết phải xem xét đến nguyên nhân phát sinh vụ việc để làm căn cứ xử lý theo quy định của Pháp Luật.

Quan điểm của luật sư, nếu đưa vụ việc phụ huynh ép buộc cô giáo phải quỳ ra xử lý trước Pháp Luật thì cũng phải xem xét đến hành vi của cô giáo đã “dạy bảo” nhiều cháu học sinh bằng hình thức bắt quỳ phạt. Bởi lẽ, nguyên tắc quan trọng trong thực thi công lý “Mọi người đều bình đẳng trước Pháp Luật” đã được Hiến pháp quy định.

Điều 16 Công ước quốc tế quyền trẻ em “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được Pháp Luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.

Điều 20 Hiến pháp 2013 qui định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được Pháp Luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tr‌a tấ‌n, B.L, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Điều 37 Hiến pháp 2013 qui định “ Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâ‌ּm hạ‌ּi, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạ‌m dụn‌g, bó‌c lộ‌t sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được Pháp Luật bảo vệ.”

Điều 27 Luật trẻ em 2016 quy định về quyền được bảo vệ để không bị B.L, bỏ rơi, bỏ mặc “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị B.L, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em”

Theo Điều 4 Luật trẻ em đã giải thích “B.L trẻ em” là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâ‌ּm hạ‌ּi thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em..

Do đó, sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt là một yêu cầu đã được khẳng định trong Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em năm 1924, trong Tuyên bố về quyền trẻ em do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1959 và đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (đặc biệt là các điều 23 và 24), trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (đặc biệt là điều 10), trong những quy chế và văn kiện có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế hoạt động vì phúc lợi của trẻ em.

Như vậy, có thể thấy trẻ em là đối tượng đặc biệt không những được Pháp Luật Việt Nam và cả Công ước quốc tế bảo vệ.

Xem Video: Làm học sinh sợ đến trường, giáo viên phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh

//

Xét hành vi của cô giáo, nếu có căn cứ xác định như lời của các phụ huynh phản ánh cô N. phạt học học sinh quỳ gối nhiều lần, có lần 10 phút, có lần cả tiết học (lúc phạt cá nhân, lúc phạt tập thể), phạt cả những em ngoan; cô dùng thước đánh vào tay học sinh; gọi học sinh là thằng... Đây là nguyên nhân gây bức xúc cho các phụ huynh dẫn tới sự việc bắt cô giáo quỳ nhận lỗi như cô đã bắt các cháu làm.

Về hành vi khách quan, việc bắt các cháu học sinh phải quỳ gối có thể theo cô giáo là cách “dạy bảo” nhưng về mặt Pháp Luật đã xâ‌ּm hạ‌ּi đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người.

Dù các cháu còn nhỏ tuổi, nhận thức còn hạn chế nhưng không vì thế mà tự cho phép mình được dạy bảo bằng hình thức trái Pháp Luật và trái quy tắc đạo đức nghề giáo viên vốn được xã hội tôn vinh là một trong những nghề cao quý nhất.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh thì việc cô giáo bắt học sinh quỳ gối với nhiều học sinh và xảy ra trong suốt một thời gian dài nên đã gây rất bức xúc cho các phụ huynh.

"Tùy theo tính chất mức độ, động cơ, mục đích và sự đánh giá tổn thương về tâm lý, cũng như danh dự nhân phẩm của các cháu học sinh mà cần thiết phải có biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm Hình Sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 BLHS 2015 là có căn cứ, phù hợp với quy định của Pháp Luật", luật sư Thơm nêu quan điểm.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân t‌ּự sá‌ּt.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8005
  1. Vụ cô giáo phải quỳ gối: Hiệu trưởng tường trình gì với công an?
  2. Công an làm việc với phụ huynh bắt cô giáo quỳ
  3. Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Công an mời ông Võ Hòa Thuận làm việc
  4. Vụ “Cô giáo quỳ”: Dừng công nhận nông thôn mới cho xã Nhựt Chánh
  5. Vụ phụ huynh ép giáo viên quỳ gối: Không cần đơn yêu cầu của bị hại để khởi tố
  6. Phụ huynh ép cô giáo quỳ: Bất ngờ người thứ 3
  7. Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần sớm ‘giải cứu’ học sinh
  8. Bức tâm thư gửi phụ huynh ép cô giáo quỳ gối gây xúc động
  9. Vụ cô giáo quỳ gối: Chúng ta đã quên bẵng đi những đứa trẻ?
  10. Xoay quanh việc cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh: Cơ quan Công an phải khẩn trương vào cuộc
  11. Biểu quyết khai trừ Đảng phụ huynh ép cô giáo quỳ ở Long An
  12. Đề nghị kỷ luật cảnh cáo phụ huynh ép cô giáo quỳ xin lỗi ở Long An
  13. Nam phụ huynh vụ cô giáo quỳ xin lỗi bị đề nghị cảnh cáo
  14. Giáo viên bị phụ huynh ép quỳ gối: Thầy giáo hay “thợ dạy”
  15. Cô giáo bị ép quỳ 40 phút: ‘Tôi đã quá mệt mỏi, chỉ mong sự việc lắng xuống để tiếp tục cô
  16. Hiệu trưởng bỏ mặc cô giáo quỳ nói không biết nhóm phụ huynh có bức xúc
  17. ‘Thư gửi thầy hiệu trưởng’ vụ cô giáo bị bắt quỳ
  18. Có thể xử lý hình sự phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi ở Long An
  19. Phụ huynh vụ “cô giáo quỳ gối” chưa có chứng chỉ hành nghề luật sư
  20. Động viên ‘cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh’ trở lại dạy học
  21. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Long An: ‘Để cô giáo phải quỳ, hiệu trưởng có trách nhiệm rất lớn’
Video và Bài nổi bật