Lưu ngay những mẹo nêm gia vị sau nếu không muốn chết sớm

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia vị là thành phần không thể thiếu để chế biến nên những món ăn ngon và hấp dẫn. Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu nhưng không có sự góp mặt của các gia vị thì không thể làm nên món ăn ngon được.
Lưu ngay những mẹo nêm gia vị sau nếu không muốn chết sớm
Đường sẽ dễ bị caramen hóa ở nhiệt độ cao. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hầu hết các bà nội trợ đều mắc phải những sai lầm trong cách nêm gia vị dẫn đến những tác hại đáng tiếc cho . Sau đây là một số cách nêm gia vị giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Đối với hạt tiêu

Hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư. Ảnh minh họa

Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư.

Ướp hạt tiêu đúng cách:

Đối với tiếu xay: Tốt nhất nên cho hạt tiêu vào món ăn khi đã nấu chín.

Riêng tiêu hạt tươi: Nên cho vào ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm, tiềm.

Đối với mù tạt

Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kíc‌h thí‌ch vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.

Đối với nước mắm

Nêm nước mắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa

Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu thuỷ làm nước mắm.

Cách nêm nước mắm hợp lý: Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin vì vậy chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm.

Đối với các món canh, súp hay cháo, bạn nêm một ít nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay nếu không món ăn sẽ mất chất dinh dưỡng, có vị chua và mất ngon;

Tốt nhất, nên ướp thực phẩm với nước mắm trước khi chế biến dưới 30 phút, nếu bạn ướp lâu quá thực phẩm cũng rất dễ bị “ê” làm món ăn mất ngon. Trường hợp đối với các món ăn cần ướp thực phẩm lâu như món nướng, đút lò thì không nên ướp với nước mắm.

Đối với đường

Đường vừa có tác dụng tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Nhưng khi nhiệt độ cao, đường sẽ dễ bị caramen hóa làm cho có màu nâu đen, vị đắng làm mất đi độ thơm ngọt cũng như thẩm mỹ của món ăn. Vì vậy, đối với món kho hoặc chiên, rán chỉ để lửa 170 độ C – 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.

Đối với hành tỏi

Nên cho vào thực phẩm trong quá trình sơ chế khi đã được băm nhuyễn, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều quá vì đây là gia vị nặng mùi và có tính nóng, nó sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của món ăn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe;

Đối với các món xào, nên cho hành tỏi vào khi dầu vừa nóng để tạo mùi thơm cho món ăn.

Đối với hạt nêm

Đặc trưng của hạt nêm là “có mùi thịt” chính vì vậy, nên sử dụng hạt nêm để ướp thực phẩm khi sơ chế và cho vào món ăn trong qua trinh chế biến;

Không nên cho hạt nêm vào sau khi món ăn đã chín vì hạt nêm rất dễ bị vón lại, hòa tan chậm và làm cho món ăn có vị ngấy do mùi thịt của hạt nêm tạo ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật