Việt Nam dần trở thành nước nhập khẩu thuần năng lượng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí gas hóa lỏng từ năm 2023.
Việt Nam dần trở thành nước nhập khẩu thuần năng lượng
Ảnh minh họa

Phát biểu tại "Hội thảo khởi động và đào tạo dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết tổng công suất điện của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 45.000 MW, đến năm 2020 phấn đấu đạt 60.000 MW và 130.000 MW vào năm 2030 thì Việt Nam mới đáp ứng được nhu cầu điện cao của cả nước.

Theo ông Vượng, mặc dù tăng trưởng nhu cầu điện năng của Việt Nam thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước nhưng vẫn ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Theo đó, tốc độ tăng trưởng nhu cầu giai đoạn 2016-2020 khoảng 10,6%, giai đoạn 2021-2025 khoảng 8,5%, giai đoạn 2026-20230 khoảng 7,5%.

Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có cường độ sử dụng năng lượng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó ngành công nghiệp chiếm 47,3% tổng năng lượng sử dụng cuối cùng. Tăng trưởng công nghiệp vẫn là một trong những yếu tố chính khiến cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam vẫn còn cao.

Trong khi đó, Quốc hội quyết định dừng phát triển các dự án nhà máy điện hạt nhân trong khi Việt Nam đã khai thác hết công suất các dự án thủy điện lớn và năng lượng tái tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu do giá thành vẫn còn cao cùng với những rào cản kỹ thuật khác.

"Đây là thách thức lớn đặt ra với ngành năng lượng đối với việc huy động nguồn vốn đầu tư để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải".

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững Bộ Công thương cho hay nhu cầu năng lượng tăng 11% trong giai đoạn 2001-2010 trong đó nhu cầu về điện tăng 13%/năm và 11% giai đoạn 2011-2015.

"Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí gas hóa lỏng từ năm 2023", ông Vũ nói.

Việt Nam đã từng là nước xuất khẩu ròng năng lượng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015 lượng xuất khẩu năng lượng bắt đầu nhỏ hơn nhập khẩu và đang dần phụ thuộc vào năm nguồn năng lượng này.

"Việt Nam sẽ sớm trở thành nước nhập khẩu thuần về năng lượng trong tương lai", ông Vũ nhập định.

Mặc dù giá điện mới điều chỉnh cuối năm 2017 lên 7,4 UScent/KWh nhưng mức giá này khá thấp so với các nước lân cận như Thái Lan (12,5 UScent/KWh) hay Philippines (gần 22 UScent/KWh).

Trong bối cảnh đó, các biện pháp tiết kiệm điện được cho là lối đi tối ưu.

Theo ông Osumane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới, nếu thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng điện, Việt Nam có thể tránh xây dựng các nhà máy mới với công suất tới 12.000 MW.

Hiện tại, Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới đang hợp tác thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp.

Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam có tổng kinh phí 158 triệu USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế là 100 triệu USD để hỗ trợ đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và 1,7 triệu USD vốn vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện dự án. Dự án đã chính thức có hiệu từ 29/12/2017 và sẽ kéo dài đến hết tháng 7/2022.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật