Syria: Quân Chính phủ thắng thế ở Đông Ghouta, Mỹ đưa Nga “vào tầm ngắm”?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các chuyên gia quốc tế nhận định, với bối cảnh hiện tại, việc quân Chính phủ Syria giành chiến thắng ở Đông Ghouta là “không thể tránh khỏi”. Trong khi đó, hành động của Mỹ tại Syria cho thấy họ đang muốn hướng tới Nga chứ không phải chính quyền Damascus.
Syria: Quân Chính phủ thắng thế ở Đông Ghouta, Mỹ đưa Nga “vào tầm ngắm”?
Căng thẳng về vấn đề Syria thường trực xuất hiện trong quan hệ Mỹ-Nga.

Syria tái chiếm toàn bộ thị trấn Al Shayfouniya

Lực lượng Chính phủ Syria đã tái chiếm hầu như toàn bộ thị trấn Al Shayfouniya tại Đông Ghouta, gần Damascus vào ngày hôm qua 3/3, gây áp lực tối đa đối với các phiến quân đối lập ở nơi được coi là thành trì lớn cuối cùng của lực lượng này ở gần Thủ đô, một nhóm quan sát cho hay.

Một người đàn ông ngồi chờ tới lượt được đưa vào chữa trị tại bệnh viện ở Đông Ghouta.

Diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định cũng chiếm lại một thị trấn Kurd tại phía Tây Bắc vùng Afrin của Syria.

Đây là nơi Ankara đang tiến hành chiến dịch quân sự “Nhành Oliu” chống lại Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) từ hồi tháng Một, với sự hỗ trợ của các chiến binh đối lập Syria đồng minh.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định, lực lượng quốc gia này đã chiếm thị trấn Rajo từ tay người Kurd, trong khi quân đội cho hay, họ đã chiếm 7 vùng, trong đó có Rajo, vào hôm qua 3/3.

Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) lại tiết lộ Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát khoảng 70% thị trấn, nằm cách thành phố Afri khoảng 25km về phía Tây Bắc. SOHR cũng cho biết thêm rằng tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria lần thứ 3 trong 48 giờ tại vùng này, khiến 36 binh sĩ thiệt mạng. Lực lượng thân Chính phủ là đồng minh của YPG.

Cuộc chiến Syria đã gia tăng căng thẳng trên nhiều mặt trận trong năm nay, với sự sụp đổ gần như hoàn toàn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), mở đường cho những xung đột mới giữa Syria và các bên quốc tế.

Một đoàn xe chở lực lượng ủng hộ Chính phủ as‌sad.

Trong vòng 2 tuần trở lại đây, lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã giành lại lãnh thổ từ các phiến quân với sự hỗ trợ của Nga và Iran.

Do không có dấu hiệu cho thấy những áp lực từ sự quyết tâm của phương Tây nên nhiều khả năng Đông Ghouta cuối cùng cũng sớm về tay lực lượng ủng hộ Chính phủ.

“Điều đó là không thể tránh khỏi, chiến lược pháo kích được tiến hành chỉ với mục đích duy nhất, đó là tái chiếm Ghouta. Đây là điều sớm muộn gì cũng xảy ra”, ông Michael Stephens từ cơ quan nghiên cứu của viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh đánh giá.

Nhóm phiến quân đối lập Jaish Al Islam cho hay, các chiến binh của lực lượng này đã phải rút khỏi các vị trí ở hai khu vực – một trong số đó là thị trấn Al Shayfouniya – vì bị bom kích quá dữ dội. Nhóm này cáo buộc ông as‌sad và Nga tiến hành chiến dịch “tàn phá đất”.

Một hãng tin điều hành bởi lực lượng Hezbollah trong khi đó cũng đã nêu tên 3 vùng mà quân đội Syria chiếm lại ở phía Đông và Đông Nam của dải đất mà phiến quân đang nắm giữ.

Theo một vị chỉ huy của lực lượng ủng hộ Chính phủ, quân Damascus đang nhắm tới việc giành lại Đông Ghouta trong chỉ một lần tấn công duy nhất.

“Những gì đang xảy ra hiện tại là mục tiêu chiếm những ngôi làng ở phía Đông”, vị chỉ huy nói.

Lực lượng ủng hộ as‌sad đã tấn công những chiến binh đối lập ở vùng Maraj của Ghouta trong gần 2 tuần qua. SOHR hôm 2/3 cho hay, quân as‌sad đã chiếm 2 ngôi làng cùng với đó là những ngọn đồi và nông trại ở vùng Maraj này.

Lực lượng as‌sad cũng đã giành được nhiều ưu thế “đáng lưu ý” ở vùng phía Tây của Ghouta mang tên Harasta thông qua việc chiếm được nhiều tòa nhà tại đây.

Mỹ hướng "mũi tên"vào Nga?

Với số lượng báo cáo thương vong ở Đông Ghouta lên tới 670 người kể từ khi diễn ra các đợt đánh bom vào ngày 13/2, chính quyền Mỹ đã gia tăng áp lực đối với Tổng thống as‌sad, cảnh báo rằng Washington sẽ không “dung thứ cho những hành động tàn sát” và kêu gọi Nga lập tức thiết lập lệnh ngừng bắn trên toàn Syria.

Nhà Trắng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã đưa ra một tuyên bố hôm 2/3 nhấn mạnh sự cấp thiết của tình hình ở Syria.

Các nhà lãnh đạo đồng thuận rằng “chính quyền Syria, và những lực lượng ủng hộ của Nga, Iran, nên thực hiện đầy đủ và ngay lập tức Nghị quyết 2401 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, Nhà Trắng nêu, đồng thời nhắc tới nghị quyết về lệnh ngừng bắn khẩn trên toàn lãnh thổ Syria trước đó.

Washington trực tiếp kêu gọi Moscow dừng lại các hoạt động đánh bom ở Đông Ghouta và tạo áp lực cho chính quyền as‌sad ngừng chiến dịch quân sự “nhằm vào các khu dân cư và khiến Syria chịu trách nhiệm với nhân quyền, khi sử dụng vũ khí hóa học, tấn công dân thường và chặn đường cứu trợ nhân đạo”.

“Mỹ sẽ không dung thứ cho hành động hung bạo của chính quyền as‌sad”, Nhà Trắng cho biết.

Ngược lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khi đó khẳng định chiến dịch của Nga tại Syria cho thấy năng lực không thể phủ nhận của quân đội nước này, đồng thời ông chê trách thái độ không chịu hợp tác của Mỹ.

Tổng thống Putin cũng thông báo rằng việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào nhằm vào Nga và các đồng minh đều sẽ được coi là tấn công hạt nhân, đồng nghĩa với việc sẽ nhận đòn đáp trả ngay lập tức từ phía Nga.

Phản ứng với những bình luận này, 3 nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức cho hay, họ “ những quan ngại nghiêm trọng về những tuyên bố gần đây của ông Putin về phát triển vũ khí hạt nhân, bởi nó làm giảm tính hiệu quả của những cuộc thảo luận giữa Nga và phương Tây”.

Theo Nicholas Heras, chuyên gia nghiên cứu Syria tại trung Tâm An ninh Mỹ mới, những hành động của Mỹ cho thấy khán giả của ông Trump “không phải là ông as‌sad mà là Tổng thống Nga Putin”.

Tổng thống Mỹ đang “đặt Nga vào tầm ngắm”, ông Heras kết luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật