Điểm danh những đền thờ Mẫu linh thiêng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thờ mẫu là một tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa cũng như đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Tín ngưỡng thờ mẫu là sự tin tưởng, tôn vinh, thờ phụng, tín ngưỡng những vị nữ thần gắn với các truyền thuyết xa xưa.
Điểm danh những đền thờ Mẫu linh thiêng
Ảnh minh họa

Đền mẫu Đồng Đăng

Đầu mẫu Đồng Đăng thuộc trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nằm cách khu vực cửa khẩu Hữu Nghị 4km.

Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về lối kiến trúc cũng như lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo. Vào mỗi dịp tết đến xuân về hay các dịp cuối năm, người dân trong vùng cũng như du khách thập phương nô nức tới đây để cúng lễ cũng như vãn cảnh.

Đền mẫu Đồng Đăng trước đây gọi là Đồng Đăng linh tự với 5 gian thờ chính. Nơi đây thờ Phật và thờ Mẫu. Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm. Phía ngoài là tam tòa thánh mẫu, nơi thờ mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và mẫu đệ tam Thoải phủ.

Ngoài ra nơi đây còn có gian thờ Chúa Thượng, Chầu Mười Đồng Mỏ, Chầu Chín; Chúa Liễu, Chầu Bơ, Chầu Lục; Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương cùng các thánh cô, thánh cậu…

Đền Mẫu Thượng Ngàn

Đền thờ mẫu Thượng Ngàn có ở rất nhiều nơi nhưng có 3 nơi thờ phụng chính đó là Suối Mỡ thuộc tỉnh Bắc Giang và thứ 2 là ở Bắc Lệ, Lạng Sơn và thứ 3 là Đông Cuông Yên Bái.

Đều mẫu lạng thượng ngàn nằm ở khu vực Bắc Lệ, tỉnh Lạng Sơn. Từ Hà Nội đi tàu Hà Nội Lạng Sơn chưa đầy 3 tiếng bạn sẽ có mặt tại ga Bắc Lệ để đi tới khu vực Đền Mẫu Thượng Ngàn.

Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa có tên La Bình, người là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ, Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái đức hạnh, giỏi giang, tài sắc vẹn toàn nên được cha mẹ đặt tên là La Bình. La Bình thường được cha cho đi đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồng bằng. Khắp nơi mà Sơn Tinh cai quản.

Bà đem sự hiểu biết của mình đi truyền bá khắp nơi, bà còn cải tiến và hoàn thiện thêm những gì đã được học. Thấy La Bình công chúa thực hiện quá tốt công việc của mình do đó Ngọc Hoàng thượng đến đã ban tặng cho bà khả năng đi mây về gió. Kể từ đó, công chùa La Bình có thêm thời gian để gắn bó với người dân.

Dưới sự chỉ bảo của công chúa La Bình, sự giúp đỡ hướng dẫn, dạy dỗ của bà, người dân đã gọi bà là Mẫu, một cách gọi trìu mến gần gũi mà không thiếu phần tôn kính.

Quốc Mẫu Tây Thiên

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nằm trong khu danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo nhiều tài liệu tín ngưỡng thờ Quốc mẫu, Tây Thiên vốn có nguồn gốc sâu xa là thờ nhiên thần (“Thanh Sơn đại vương” tức thần núi Tam Đảo). Theo thời gian, thần đã được nhân hóa và nữ tính hóa thành một vị nữ thần và tăng quyền thành một nhân vật thời huyền sử, mang lý lịch trần gian với danh hiệu là Chính Vương phi của Hùng Chiêu Vương thứ 7. Theo truyền thuyết, Quốc mẫu Tây Thiên có tên thật là Năng Thị Tiêu, sinh ở thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Dương. Khi còn sống, trong nước có loạn giặc Thục, bà có công chiêu mộ binh sĩ, giúp Vương cứu nước, cứu dân. Khi mất bà lại thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước, nên được truy phong làm Quốc mẫu.

Tục thờ mẫu có rất nhiều tại các làng xã của Vĩnh Phúc, theo Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn tỉnh có khoảng 50 di tích thờ Quốc mẫu Tây Thiên. Riêng xã Đại Đình có tới 5 điểm thờ vị Quốc mẫu linh thiêng này. Bên cạnh thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, các đỉnh, đền ở Tây Thiên còn thờ Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn (các vị thần cai quản trời, đất, núi rừng) và các ông hoàng, bà chúa. Để tưởng nhớ Quốc mẫu Tây Thiên, hằng năm vào ngày 15/2 âm lịch, dân trong vùng lại mở hội để cùng khách thập phương tưởng nhớ công đức, tỏ lòng biết ơn và cầu xin Quốc mẫu phù hộ cho bình an, may mắn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật