Anh: Hàng chục trường đại học đình công – Vì sao?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giảng viên tại trên 60 trường đại học ở vương quốc Anh đã đình công vì tranh chấp quỹ hưu giảng viên và nhân viên, trong cuộc đấu tranh lớn bắt đầu từ 23/02/2018 đến thời điểm 1/3 vẫn còn đình công.
Anh: Hàng chục trường đại học đình công – Vì sao?
Trên 100.000 sinh viên ở Anh ủng hộ đình công nhưng muốn được bồi hoàn học phí cho thời gian trường đóng cửa (Ảnh: UCU)

Sẽ bồi hoàn học phí ra sao?

Cùng lúc, chừng 115.000 sinh viên từ 43 trường đã ký đơn ủng hộ đình công nhưng muốn được hoàn phần tiền học phí cho các tuần không ai giảng dạy. Đó là số liệu từ trang vận động xã hội Change.org, được một giảng viên đại học Leeds, giáo sư Chris Forde nêu ra.

Hiện chưa rõ các ban giám hiệu sẽ giải quyết việc đòi tiền bồi hoàn học phí ra sao. Sinh viên tại Anh (không kể Scotland) phải đóng mỗi năm hơn 9.200 bảng học phí.

Hơn 60 trường Đại học ở Anh đã đình công trong trời giá rét mà chưa thấy có giải pháp gì cho tranh chấp về quỹ hưu trí (Ảnh: UCU)

Nhưng học phí của sinh viên ngoài Liên minh châu Âu (EU), gồm không ít người từ Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc là cao hơn.

Phản đối quỹ hưu kiểu mới

Cho đến ngày 1/3, có thêm giảng viên và nhân viên tại bốn trường Đại học Anh gia nhập phong trào đình công để phản đối cắt giảm quỹ hưu. Theo nghiệp đoàn University and College Union, vào hôm 1/3, có 62 trường đã đình công.

Giảng viên và nhân viên các đại học đình công nói tính trung bình, chế độ hưu mới sẽ làm thiệt thòi cho mỗi người một năm 10.000 bảng. Nhưng các ban quản trị trường Đại học nói quỹ hưu nay đã thiếu hơn 6 tỉ bảng, và cần cải cách gấp để cứu tiền hưu.

Các ban quản trị đề nghị chuyển từ quỹ hưu cứng sang dạng dao động theo đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Trong đợt đấu tranh đầu tiên bắt đầu một tháng đình công, giảng viên và nhân viên 57 trường đại học trên toàn quốc ở Anh đã rời giảng đường vào các ngày 22 và 23/2.

Khủng hoảng hệ thống đại học Anh còn trở nên nghiêm trọng hơn sau khi một số hiệu trưởng (vice-chancellor) bị cho là nhận lương quá cao. Không ít người nhận lương hàng năm trên 100.000 bảng, tới gần nửa triệu bảng trong khi học phí thu vào cao không làm cải thiện điều kiện giảng dạy.

Vụ lùm xùm về “cải cách tiền hưu” cùng những cuộc đình công sẽ còn diễn ra trong tương lai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật