10 đội đua F1 2018 sẵn sàng khởi tranh và những điều luật mới

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giải đua xe Công thức 1 (Formula One) mùa giải 2018 sẽ diễn ra 21 chặng đua, khởi tranh từ 22/3 ở Úc với sự tham gia của 10 đội đua, 20 tay đua.
10 đội đua F1 2018 sẵn sàng khởi tranh và những điều luật mới
Ảnh minh họa

Giải đua thể thức 1 - Formula One (gọi tắt là F1) là giải đua xe có tốc độ trung bình các xe thi đấu cao nhất với chi phí tổ chức cao nhất, tốn kém nhất mà nhân loại đang tổ chức.

Những ngày này, các đội đua đã sẵn sàng tung ra những "chiến binh" mới - những chiếc xe đua F1 - được thiết kế cho mùa giải F1 2018. Một số thay đổi trong điều luật thi đấu cũng như về kỹ thuật dẫn đến việc cả 10 đội đua phải thay đổi để đáp ứng. Các đội đua cũng đang triển khai những vòng đua thử nghiệm cuối cùng để sẵn sàng cho "trận chiến" đầu tiên của mùa giải F1 2018 diễn ra từ 22-25/3 tại Australian Grand Prix. Toàn bộ giải năm nay gồm 21 chặng đua, với chặng cuối cùng đua ở Abu Dhabi từ 23-25/11/2018.

Sau hàng loạt sự thay đổi về luật thi đấu, tiêu chuẩn kỹ thuật trong mùa giải năm 2017 thì đối với mùa giải năm 2018 cũng có những thay đổi nhất định.

Quy chuẩn kỹ thuật

Đầu tiên, hai bộ phân liên quan đến khí động học cánh lướt gió nhỏ chữ T (T-wings) và vây cá mập (shark fins) sẽ được loại bỏ.

Sau khi nghiên cứu và xem xét những tình huống tai nạn trong năm 2017 thì ban tổ chức giải là FIA đã quyết định loại bỏ 2 chi tiết này.

FIA cũng quy định rõ hơn về vùng không gian (biểu thị màu đỏ) cấm các đội đua can thiệp vào, qua đó ảnh hưởng đến tính khí động học của xe.

Theo tiêu chuẩn mới, phần dàn áo (bodywork) của chiếc xe F1 2018 vẫn có một vây chính giữa, duy nhất. Tương tự thiết kế của chiếc F1 của đội Sauber tại chặng đua diễn ra tại Austin, Texas hồi tháng 10/2017.

Điểm đặc biệt thứ hai rất đáng chú ý về tiêu chuẩn kỹ thuật mùa giải 2018 là thiết bị bảo vệ buồng lái được thiết kế nhằm nâng cao hơn nữa độ an toàn cho các tay đua trong trường hợp xảy ra tai nạn. Cụm chi tiết đặc biệt giúp ngăn chặn các mảnh vỡ rơi vào đầu các tay đua, được gọi là "Halo".

Thiết kế của cụm chi tiết đặc biệt này đã được đề xuất và đội đua Mercedes-Benz từng nghiên cứu thử nghiệm theo yêu cầu của FIA vào năm 2015. Nhưng cụm chi tiết bảo vệ này khác so với trước đó.

Cụm chi tiết bảo vệ này được FIA thử nghiệm, đánh giá về khả năng chịu lực cũng như vật liệu chế tạo. Với chi tiết bảo vệ bắt buộc các đội phải trang bị thì trọng lượng tối thiểu của xe F1 trong mùa giải mới đã tăng thêm 6kg tức là ở mức 734kg. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính trọng lượng thực tế của toàn bộ cụm chi tiết bảo vệ và các giá đỡ có thể lên đến 14kg. Điều này nghĩa là các đội phải giảm trọng lượng ở một số chi tiết khác.

Ngoài ra, cụm chi tiết bảo vệ là bắt buộc, với tiêu chuẩn rõ ràng. Nhưng tuỳ vào trình độ kỹ thuật của mỗi đội, cụm chi tiết này có thể được cải tiến, bổ sung thêm các thiết bị nhằm tăng khả năng khí động học cho xe mà vẫn đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà FIA đặt ra.

Cuối cùng, hệ thống treo của xe sẽ được quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh tình trạng các đôi đua sử dụng “tiểu xảo” can thiệp vào.

Năm ngoái các đội đua bao gồm Red Bull và Ferrari đã thiết lập một liên kết nhỏ trong hệ thống treo trước được cho là thay đổi chiều cao của chiếc xe. Yếu tố quan trọng trong thiết kế khí động học và ảnh hưởng trực tiếp đến góc lái cũng như khả năng vào cua. Qua đó ảnh hưởng đến kết quả cũng như tính công bằng của giải đua và kể từ mùa giải 2018 FIA đã ban hành lệnh cấm các đội can thiệp vào hệ thống này.

Luật lệ thi đấu

Kể từ mùa giải 2018, số lượng động cơ V6 được phép sử dụng cho toàn mùa giải (tổng số 21 chặng) tiếp tục giảm, từ con số 4 xuống còn 3. Con số tương tự cũng được áp dụng cho máy nén turbo và MGU-H – hệ thống thu hồi năng lượng tích hợp với turbo – trong khi chỉ có 2 bộ MGU-K là thiết bị sản sinh động năng liên kết với hộp số - được cho phép trong mùa giải. Tương tự, con số cũng áp dụng cho khối điều khiển điện tử ECU và các pin nguồn.

Với quy định mới này của FIA sẽ tăng độ khó lên trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động và độ bền của động cơ. Chắc chắn quy định này sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật thi đấu giữa các đội.

Chỉ với 3 động cơ cho một mùa giải thi đấu thì nghĩa là ít cơ hội cho các đội để nâng cấp. Như vậy, trong mùa giải này sẽ hứa hẹn nhiều điều bất ngờ.

Quy định khác trong luật thi đấu về vị trí xuất phát của các xe trong mỗi chặng đua. Ở mùa giải 2018, nếu tay đua bị lỗi penalty xuất phát thì tay đua đó phải xuất phát phía sau bất kể vị trí hiện tại của tay đua đó là như thế nào.

Điều này sẽ giúp cho người hâm mộ theo dõi trực tiếp và người theo dõi trên kênh truyền hình dễ dàng quan sát và biết được vị trí của những tay đua.

Điểm mới cuối cùng trong luật thi đấu mùa giải 2018 là hệ thống lốp sử dụng cho những chiếc F1. Có đến 7 loại lốp với áp suất, hợp chất tích hợp khác nhau để phù hợp với từng điều kiện thời tiết, mặt đường thi đấu. So với mùa giải trước 2017 chỉ có 5 loại lốp.

Mỗi loại lốp này được nhà tài trợ là Pirelli đánh dấu bằng màu sắc ở thành lốp giúp cho các đội đua phân biệt và những màu sắc này cũng được ban tổ chức giải đua FIA quy định rõ.

Dưới đây là 10 đội đua (mỗi đội gồm 2 tay đua và 2 xe đua) tham gia mùa giải F1 2018, cùng lịch thi đấu toàn giải:

Xe đua của đội đua AMG Petronas Motorsport (động cơ Mercedes)

Xe đua của đội đua Scuderia Ferrari (động cơ Ferrari)

Xe đua của đội Aston Martin Redbull Racing

Xe đua của đội Sahara Force India (động cơ Mercedes)

Xe đua của đội Williams Martini Racing (động cơ Mercedes)

Xe đua của đội Renault Sport Formula One Team (động cơ Renault)

Xe đua của đội Scuderia Toro Rosso (động cơ Honda)

Xe đua của đội Haas F1 Team (động cơ Ferrari)

Xe đua của đội McLaren F1 Team (động cơ Renault)

Xe đua của đội Alfa Romeo Sauber F1 Team (động cơ Ferrari)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật