Những vụ cán bộ ngân hàng rút ruột hàng trăm tỷ tiền gửi của khách

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rất nhiều vụ cán bộ ngân hàng lợi dụng chức danh, sự tín nhiệm của khách hàng để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền tiết kiệm của khách trong thời gian gần đây.
Những vụ cán bộ ngân hàng rút ruột hàng trăm tỷ tiền gửi của khách
Ảnh minh họa

Câu chuyện nguyên Phó giám đốc chi nhánh Eximbank TP.HCM rút ruột chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiết gửi tiết kiệm của khách hàng rồi trốn ra nước ngoài, đang nóng những ngày đầu năm 2018 không còn là chuyện lạ đối với việc quản lý tiền gửi của khách hàng quá lỏng lẻo tại các tổ chức tín dụng. Hàng loạt vụ việc khách đột ngột phát hiện mất hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng tiền gửi tại ngân hàng đã xảy ra liên tục gần đây.

Phó giám đốc chi nhánh Eximbank "rút ruột" hơn 245 tỷ của khách suốt 3 năm

Trước năm 2007, bà Chu Thị Bình đã giao dịch gửi tiết kiệm tại ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh TP.HCM (Eximbank TP.HCM). Do số tiền gửi tại ngân hàng rất lớn nên khách hàng này được chăm sóc theo chế độ khách hàng VIP.

Toàn bộ các giao dịch với bà Bình từ trước đến đầu tháng 2/2017 đều do ông Lê Nguyễn Hưng, Phó giám đốc Eximbank TP.HCM trực tiếp thực hiện, theo dõi, liên hệ khách hàng cũng như phê duyệt trên chứng từ giấy và trên hệ thống corebanking của Eximbank.

lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, ông Hưng nhiều lần cùng nhân viên ngân hàng đến nhà riêng của bà để trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi. Tuy nhiên, trên thực tế ông Hưng đã chỉ đạo nhân viên lập chứng từ giả để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán.

Bằng thủ đoạn này, ông Hưng nhiều lần chiếm đoạt số tiền của bà Bình gửi ngân hàng trong một thời gian dài.

Tháng 2/2017, khi đến hạn tất toán các sổ tiết kiệm, bà Bình phát hiện số dư trên sổ tiết kiệm không trùng khớp với số dư thể hiện trên bản gốc các sổ. Nghi ngờ mình bị lừa đảo, bà đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện hơn 245 tỷ trong các tài khoản đã bốc hơi nên khiếu nại Eximbank.

Qua nhiều buổi làm việc, giữa ngân hàng và khách hàng không tìm được tiếng nói chung, vụ việc được trình báo với cơ quan cảnh sát điều tra phía Nam. Đồng thời, ngày 6/3/2017, Eximbank cũng chủ động gửi đơn tố giác hành vi có dấu hiệu tội phạm của ông Hưng đến cơ quan công an. Ông Hưng hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Hơn 400 tỷ tiền tiết kiệm tại OceanBank Hải Phòng "bốc hơi"

Tháng 9/2017, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Oceanbank đã phát hiện vi phạm xảy ra tại OceanBank chi nhánh Hải Phòng, khi thông tin trên một số sổ tiết kiệm không khớp với thông tin được hạch toán trong hệ thống corebanking.

Theo đó, hơn 400 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh này của 17 khách hàng từ năm 2012 đến 2017 đã không được hạch toán vào hệ thống corebanking. Một số khách hàng cho biết số ít tiền trên sổ tiết kiệm của họ vẫn có trong hệ thống ngân hàng, và vẫn rút ra được nhưng hàng trăm tỷ đồng khác trên sổ lại không có trong hệ thống.

Cùng với đó, bà Trần Thị Kim Chi, nguyên Giám đốc chi nhánh; bà Nguyễn Thị Minh Huệ, nguyên Trưởng phòng kế toán kho quỹ và ông Lê Vương Hoàng, nguyên Kiểm soát viên kế toán đã biến mất.

Sau khi khách hàng làm đơn tố cáo 3 cựu cán bộ ngân hàng trên, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng ra quyết định truy nã với 3 bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 139 Bộ luật Hình Sự.

Vụ lừa đảo hơn 200 tỷ đồng tại Lào Cai

Tuy lãnh đạo Agribank đã khẳng định không có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, sự việc hơn 200 tỷ tiền tiết kiệm của khách hàng tại Agribank chi nhánh Cam Đường, TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) vẫn một trong những vụ lừa đảo nghiêm trọng liên quan tới hoạt động ngân hàng.

Cụ thể, bà Lê Thị Huệ, tổ 12, phường Nam Cường, TP. Lào Cai cho biết có mối quan hệ tốt với các ngân hàng nên có thể gửi tiền với lãi suất cao. Để tạo lòng tin, bà Huệ khẳng định sau khi gửi tiền sẽ có sổ tiết kiệm ghi rõ số tiền để làm bằng chứng.

Các sổ tiết kiệm trong vụ việc đều có dấu hiệu bị tẩy xóa chữ và số tại sự việc xảy ra ở Agribank CN Cam Đường. Ảnh: PLVN.

Nhiều người đã tin tưởng huy động hàng chục tỷ đồng đưa cho bà Huệ nhằm hưởng lãi suất cao. Bà này sau đó đến ngân hàng gửi tiền và yêu cầu các nạn nhân ký sẵn giấy nộp tiền. Số tiền Huệ huy động lên tới hàng chục tỷ, nhưng số tiền thực nộp vào ngân hàng chỉ có 1 triệu đồng/sổ tiết kiệm. Sau đó, bà này “biến” các sổ tiết kiệm này có số tiền như các nạn nhân đã đưa.

Tổng cộng, Lê Thị Huệ đã làm giả hơn 20 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 200 tỷ đồng. Sự việc chỉ được phát hiện khi khách hàng Phạm Thị Thanh Hồng, phường Cốc Lếu đến ngân hàng rút tiền, phát hiện trong sổ tiết kiệm chỉ có 1 triệu đồng.

Agribank CN Lào Cai đã phối hợp với Công an TP. Lào Cai vận động khách hàng làm việc và nộp sổ tiết kiệm có chênh lệch cho công an để điều tra, làm rõ.

Nữ thủ quỹ VIB Quảng Ninh chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Cuối năm 2016, Bùi Phương Thảo, nguyên thủ quỹ VIB, phòng giao dịch Bãi Cháy, chi nhánh Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) đã lợi dụng chức danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của khách hàng.

Theo đó, lợi dụng là cán bộ ngân hàng VIB, Thảo vay tiền của những người thân quen với lãi suất thấp từ năm 2011. Khi có tiền, đối tượng đã cho người khác vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Khi đó, Thảo dùng con dấu “đã thu tiền” của phòng giao dịch VIB Bãi Cháy để tạo niềm tin.

Bùi Phương Thảo, nguyên thủ quỹ VIB Bãi Cháy. Ảnh: Cơ quan cảnh sát điều tra.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định số tiền Bùi Phương Thảo vay lên tới 56 tỷ đồng của 13 người, cựu thủ quỹ VIB nãy đã cho người khác vay lại 50,2 tỷ đồng. Số tiền còn lại Thảo dùng để chi tiêu cá nhân và không có khả năng chi trả.

Sau khi bị khởi tố, 9/12/2016, Bùi Phương Thảo đã đến cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Ninh tự thú

“Kiều nữ” giả mạo chữ ký, lập hồ sơ khống lừa rút tiền

Sự việc khác xảy ra tại Eximbank vào tháng 10/2016, khi Nguyễn Thị Lam, cán bộ kiểm ngân thuộc Phòng giao dịch Eximbank huyện Đô Lương, chi nhánh TP. Vinh (Nghệ An) từ tháng 4/2016 đã nhiều lần giả mạo chữ ký, lập hồ sơ khống, đề nghị khách hàng ký khống vào các giấy rút tiền để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.

lợi dụng việc quen nhiều khách hàng giàu có, Lam chèo kéo gửi tiền vào chi nhánh của mình, hứa hẹn trả lãi 8-12%/năm, trong khi mức quy định của ngân hàng có thời điểm chỉ 4-5%.

Tin tưởng nữ cán bộ ngân hàng, nhiều khách hàng đã tới nhà riêng của Lam ký hồ sơ mà không tới ngân hàng. Sổ tiết kiệm sau đó được Lam giao tận tay khách hàng.

Khi có nhiều khách hàng thân tín, Lam nhiều lần tạo cớ mời khách VIP tới ngân hàng "ký trước, hoàn tất hồ sơ sau", do "sắp có các chương trình khuyến mãi về tăng lãi suất". Sau khi có chữ ký, Lam tự tạo văn bản đề nghị rút tiền trình ban giám đốc hoặc kiểm soát viên để rút tiền. Lam đã tự ý rút tiền mặt hoặc chuyển khoản của 6 khách hàng, với tổng số tiền lên tới 48 tỷ đồng, trong đó có nạn nhân lên tới cả chục tỷ đồng.

Ngày 21/9/2016, ba ngày sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng, Lam đã ra đầu thú.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật