Hai yếu tố giúp VinaPhone tăng trưởng lợi nhuận 21%

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguồn thu từ dịch vụ viễn thông truyền thống gọi, tin nhắn (SMS) suy giảm,nhưng năm 2017 VinaPhone vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao.
Hai yếu tố giúp VinaPhone tăng trưởng lợi nhuận 21%
Ảnh minh họa

Điều gì tạo nên sự bất ngờ trên đối với một doanh nghiệp vốn có mức tăng trưởng thấp hơn các doanh nghiệp lớn khác ngành viễn thông?

“Quả ngọt” từ sự sáng tạo

Báo cáo của VinaPhone cho biết, năm 2017 tất cả mục tiêu đề ra đều hoàn thành vượt mức. Nổi bật nhất là lợi nhuận của Tổng công ty tăng 21% so với năm 2016. Doanh thu viễn thông công nghệ thông tin cũng tăng khá, đạt 7,1%. Năng suất lao động tăng 8%, thu nhập bình quân tăng 6%.

Bên cạnh các con số tăng trưởng về kinh tế trên, năm qua, nhà mạng phát triển được lượng thuê bao ấn tượng, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên 34 triệu. Trong đó có 31,1 triệu thuê bao di động, tăng 21% so với năm 2016. Thuê bao FiberVNN đạt 4,1 triệu, tăng 52% so với 2016; dịch vụ Fiber VNN tăng trưởng vượt bậc chiếm khoảng 46% thị phần Internet cáp quang.

Đặt trong bối cảnh môi trường cạnh tranh khó khăn, giá dịch vụ giảm lớn nhất từ trước tới nay, sự phát triển của VinaPhone được tạo ra nhờ những hướng đi riêng và khác biệt.

Năm 2017 đánh dấu nhiều dịch vụ sáng tạo và đi đầu của nhà mạng. Tiêu điểm như Freedoo - mô hình kinh doanh online dựa trên cộng đồng, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có thể trở thành khách hàng, cộng tác viên của VinaPhone. Đơn vị này cũng ra mắt Vpoint - loại thẻ ưu đãi dùng để tích điểm và tiêu dùng tại tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống liên minh đa ngành (cộng đồng Vpoint) với hàng trăm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Đặc biệt, gói cước Gia Đình đã thu hút hàng triệu thuê bao đăng ký sử dụng. Đây cũng là gói cước đầu tiên tại Việt Nam tích hợp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao, FiberVNN, di động VinaPhone, truyền hình MyTV và dịch vụ data. Gói cước Gia Đình giảm một nửa chi phí, cho phép các thành viên được miễn phí gọi nội mạng, , sử dụng dịch vụ data 3G/4G với giá được xem là “siêu rẻ”.

Những dịch vụ trên đem đến lợi ích tối đa và thu hút đông đảo người dùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà mạng, trẻ hóa được thương hiệu tương đương 10 tuổi (cảm nhận của khách hàng về tuổi của VinaPhone từ xấp xỉ 35 (brand health 2015) xuống mức dưới 30 (25-30) năm 2017). Brand Finance cũng xếp hạng VNPT (tập đoàn mẹ của VinaPhone) và VinaPhone là Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2017. Trong đó, VNPT đứng thứ 3 với giá trị 726 triệu USD, VinaPhone đứng thứ 8 với giá trị 314 triệu USD (tăng một bậc và 11% giá trị so với năm 2016).

Đổi mới mô hình quản trị

2017 là năm thứ 2 Tổng công ty triển khai ứng dụng công cụ quản trị BSC. Kế hoạch BSC được điều chỉnh theo hướng phân nhóm các chỉ tiêu theo mục tiêu quản trị, giảm các chỉ tiêu giao, tăng cường chỉ tiêu về đánh giá chất lượng, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin, giá trị gia tăng và dịch vụ mới.
Việc giao và đánh giá BSC/KPI đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, giúp Tổng công ty đánh giá toàn diện, công bằng, minh bạch kết quả của các đơn vị.

Nhà mạng chú trọng phát triển mô hình cộng tác viên.

Ông Tô Dũng Thái - TGĐ Tổng công ty dịch vụ Viễn thông cho biết: “Bên cạnh việc áp dụng mô hình quản trị trên, năm 2017, VinaPhone còn đổi mới công tác điều hành kinh doanh. Cụ thể là thay đổi phương thức bán hàng để phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước, giúp nhà mạng tiếp cận khách hàng vàngười dùng sử dụng dịch vụ thuận tiện nhất”.

Nhà mạng cũng mở rộng quy mô phát triển chuỗi địa bàn, ký kết hợp đồng với các chuỗi địa bàn để phát triển thành điểm UQ; chuẩn hóa nhận diện thương hiệu cửa hàng giao dịch và hình ảnh các sản phẩm, dịch vụ.

VinaPhone đồng thời triển khai quy chuẩn mô hình cộng tác viên phát triển thuê bao theo quy hoạch 1cộng tác viên/phường xã, huy động tối đa từ nguồn lực xã hội. Nhờ đó tỷ trọng phát triển thuê bao qua kênh cộng tác viên chiếm 35% trong tổng số thuê bao phát triển mới.

Theo ông Tô Dũng Thái bán hàng online trong những năm tới sẽ là kênh chính và là xu thế tất yếu trong kinh doanh. Tổng công ty đã phát triển thêm kênh bán hàng online, tính đến ngày 26/11/2017 đã phát triển được gần 3.000 cộng tác viên online.

Ông Tô Dũng Thái - TGĐ VinaPhone.

“VinaPhone đang thay đổi mô hình quản trị, điều hành kinh doanh, sáng tạo ra các dịch vụ tiên phong, đem lại lợi ích và chi phí tiết kiệm tối đa cho khách hàng. Cộng với hạ tầng mạng lưới mạnh mẽ, rộng khắp, chúng tôi sẵn sàng chuẩn bị cho nhu cầu chuyển mạng của người dùng khi quy định này được áp dụng trong thời gian tới”, ông Tô Dũng Thái nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật