Radar cảnh báo sớm: Nga đi trước người Mỹ một bước

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cách đây không lâu (tháng 6/2017), Phó chủ nhiệm Tổng cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang LB Nga Viktor Poznhikhirtrong một tuyên bố của mình có nói rằng (đại ý):
Radar cảnh báo sớm: Nga đi trước người Mỹ một bước
Phó Tổng công trình sư Dmitri Stupin. Ảnh: Izvestia

Sự hiện diện của các căn cứ phòng chống tên lửa của Mỹ tại Châu Âu, các tàu phòng chống tên lửa trên các biển và các dại dương tiếp giáp với lãnh thổ Nga tạo ra một thành tố tấn công bí mật rất mạnh có thể tiến hành các đòn tấn công tên lửa-hạt nhân bất ngờ (vào nước Nga).

Trong khi đó thì ngày 5/1/2018, Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố là trong năm 2017, Bộ đội Đường không- Vũ trụ (VKS) Nga đã phát hiện tất cả các vụ phóng tên lửa trong khu vực được phân công chịu trách nhiệm (tổng cộng hơn 60 lần phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa vũ trụ của cả nước ngoài và của Nga).

Để cung cấp thêm một số thông tin về hệ thống radar Nga và làm rõ hơn về các tuyên bố có vẻ như mâu thuẫn nhau của các quan chức quân sự Nga, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn của phóng viên Dmitri Litovkin tờ “Izvestia” (Nga) với một trong những người chế tạo tổ hợp radar “Voronhez”, - Phó Tổng công trình sư Tập đoàn “ RTI” – Tập đoàn chuyên chế tạo các trạm radar cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa hiện đại là Dmitri Stupin về những thành tựu của Nga trong lĩnh vực này.

Xin giới thiệu với bạn đọc DVO.

- Phóng viên D.Litovkin: Khẳng định cho rằng Mỹ có thể tiến hành đòn tấn công tên lửa ồ ạt bất ngờ mà chúng ta không thể đánh trả chính xác đến mức độ nào?

- Dmitri Stupin: Tôi đã làm việc rất nhiều năm trong ngành công nghiệp quốc phòng, và tôi tin tưởng sâu sắc một điều: không có một đòn tấn công hạt nhân nào có thể là đòn tấn công bất ngờ.

Ngay công tác chuẩn bị gồm một loạt các biện pháp liên quan đến việc tổ chức một đòn tấn công nào đó- đấy đã là một khối lượng công việc khổng lồ rồi. Điều quan trọng nhất là- với khối lượng công việc rất lớn như vậy – tuyệt đối không thể nào giữ bí mật được.

Đấy là tôi chưa nói về chính giai đoạn tấn công, mà mới chỉ nói về công tác chuẩn bị. Công tác chuẩn bị - đó là các biện pháp động viên nào đó. Thậm chí ngay cả trên Internet cũng có thể xuất hiện dòng trạng thái của những học sinh phổ thông Mỹ nào đó kiểu như:

“Xin hãy đến giúp đỡ, ông tôi bị động viên tập khẩn cấp vào quân đội”,trong khi nơi ở của em học sinh phổ thông Mỹ đó nằm ngay cạnh căn cứ không quân hoặc căn cứ bố trí các tên lửa chiến lược. Đấy là những điều đơn giản nhất- những gì rất dễ bị phát hiện. Đó là còn chưa kể đến các cuộc trao đổi trên sóng vô tuyến và v.v. Không thể che dấu những động thái này được.

Trong khu vực tuần tiễu cần phải tập kết tất cả các tàu ngầm, chứ không phải chỉ có riêng những tàu đang làm nhiệm vụ tuần tiễu thường xuyên ở đó và những tàu ngầm này luôn được các cơ cấu có trách nhiệm của chúng ta theo dõi từng bước đi.

Thậm chí ngay cả trong trường hợp khi các nút bấm hạt nhân đã được kích hoạt, tôi cam đoan với bạn rằng hệ thống cảnh báo về đòn tấn công tên lửa cũng làm việc rất chuẩn xác và chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn cần thiết đã báo cáo về giới lãnh đạo tối cao của đất nước là có bao nhiêu mục tiêu được phát hiện, chúng nhằm vào đâu và được phóng từ khu vực nào.

- Có phải những thông tin này là do các radar kiểu “Voronhez” cung cấp không?

- Dmitri Stupin:Không chỉ có mình “Voronhez”. Hệ thống các đài radar cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa đã được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước. Một trường radar thống nhất kiểm soát không gian và không gian vũ trụ của hệ thống cảnh báo sớm cho phép chúng ta nhìn thấy tên lửa ở cự ly vài nghìn km và kịp thời ra các quyết định đáp trả.

Hiện nay đã xuất hiện các thách thức mới từ phía các phương tiện kỹ thuật tên lửa và phương tiện mang các đầu đạn hạt nhân, xuất hiện các đầu đạn phi hạt nhân lắp cho các tên lửa này. Thành thử, các hệ thống radar cũng phải được hoàn thiện theo hướng nâng cao dung lượng thông tin và khả năng chống nhiễu. Có nghĩa là nâng cao khả năng phát hiện các kiểu mục tiêu mới và giải quyết các nhiệm vụ cảnh báo về các mục tiêu đó.

Hiện nay trong hệ thống cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa (của Nga) đã hình thành được một trường thông tin thống nhất. Sở dĩ (Nga) có được kết quả như vậy là do đã triển khai các đài radar cảnh báo sớm của chúng tôi kiểu “Voronhez”.

Nhưng cũng không nên quên những đài radar “cựu binh hơn” kiểu như “Darjal”, - những đài này ( Darjan” vẫn đang hoạt động tốt. Mặc dù các đài radar “Darjal” được thiết kế vào đầu những năm 1970, nhưng đến nay nó vẫn phát hiện được các mục tiêu ở cự ly tối đa.

Trong đó có cả các mục tiêu bay vòng tránh khu vực hoạt động của các đài radar các mẫu cũ hơn. Radar” Darjal” có thể nhìn thấy mục tiêu với kích thước bằng một quả bóng đá ở cự ly tới vài nghìn km.

- Làm sao mà công nghệ thế hệ trước lại có được những khả năng “tuyệt vời” như vậy?

- Dmitri Stupin: Đài radar “Darjal” được thiết kế với những tính năng vượt xa rất nhiều so với yêu cầu đặt ra lúc đó, vì thế mà đến nay vẫn đang tiếp tục làm việc. Các đài này có tiềm năng (dư địa) hiện đại hóa rất cao.

Tôi không còn nhớ chính xác các đài radar cũ nhưng ưu việt của chúng ta như “Dnhepr”và “Dunai” đã được hiện đại hóa bao nhiêu lần. Nhưng tất cả đều đã được cải tiến và các tính năng của chúng đã ưu việt hơn rất nhiều. Một số trong đài đó đến bây giờ vẫn còn hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của mình ở mức rất khá.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật