Tin vịt Tết 3: Nên treo chữ gì trong ngày Tết?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm nay có lẽ người ta đã thực tế và thẳng thắn thể hiện cái tôi của mình hơn khi khá nhiều người xin chữ “Tiền”.
Tin vịt Tết 3: Nên treo chữ gì trong ngày Tết?
Ảnh minh họa

Nên treo chữ gì trong ngày Tết?

Việc xin chữ ngày Tết năm nay cũng có nhiều biến đổi, mọi năm người ta đua nhau đi xin chữ “Tâm”, chữ “Đức”, chữ “An”... Năm nay có lẽ người ta đã thực tế và thẳng thắn thể hiện cái tôi của mình hơn khi khá nhiều người xin chữ “Tiền”, có người mạnh dạn xin chữ “Đô”, thậm chí có khá nhiều người xin chữ “Tham” (加入), họ giải thích rằng tất cả những gì con người muốn đạt được thì đều phải có chữ “Tham”, đầu tiên phải có tham vọng, rồi thì tham công tiếc việc, tham lam hoặc có điều kiện thì tham... nhũng.

Người Italia rất thích Tết ta

Nhân dịp Tết Việt, du khách người Ý, Franco Anlusbuzi phát biểu cảm tưởng trong lần đầu tiên đặt chân tới VN: “Người Việt Nam rất có thiện cảm với nước Ý. Những gì tốt đẹp họ đều nhắc đến nước Ý, ví dụ ở VN thường có câu “Đẹp hết ý!” hoặc lời chúc đầu năm - Vạn sự như ý!– Theo tôi đây là những câu rất... Ý. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chúng ta nên thống nhất viết hoa chữ “ý” ở cuối câu, ví dụ: “Vạn sự như Ý” hoặc tốt nhất là viết: “Vạn sự như Italy!”.”

Cạnh khóe bạn gái

Tết chưa đến nhưng một anh chàng mỗi lần tới nhà bạn gái chơi cứ buột miệng khen: “Đến nhà em là anh có cảm giác lúc nào cũng như 3 ngày Tết”. Cô bạn gái thích phổng mũi vì cho rằng người yêu đã ngầm khen mình trang hoàng nhà cửa đẹp, không khí vui tươi mùa xuân tràn ngập căn nhà. Mãi về sau, khi 2 người đã nên vợ nên chồng cô gái mới biết được “thâm ý”, anh chàng đã “xỏ xiên” rằng nhà cô gái quá bẩn, bởi trong 3 ngày Tết người ta kiêng quét nhà.

Câu đối Tết đã thay đổi như thế nào?

Các ông đồ mọi năm ngồi viết thư pháp, bán chữ ngày Tết thường thảo trên giấy dó điều hai cột câu đối chữ Nho:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Nhưng sang năm nay để tránh tình trạng “mỗi năm mỗi vắng” khách, nhiều cụ đồ đã đổi hẳn sang thư pháp Việt, thậm chí nội dung cũng được chỉnh sửa lại cho hợp thời:

“Chả lụa, chân giò, dưa hấu đỏ

Đào mai, chùm táo, bánh chưng xanh”

Đào, Quất luộc bánh chưng

Những ngày giáp Tết năm ngoái, người ta chứng kiến tác dụng phụ của các cành đào, chậu quất ngày Tết. Đó là việc xuất phát từ chuyện do những ngày giáp Tết Nguyên Đán, giá đào, quất bỗng nhiên tụt thê thảm bởi vì nắng nóng quá to làm cho cây thì nở búa xua, cây thì héo lá rụng quả. Nhiều tay lái đào, lái quất năm ngoái đã lỗ chỏng vó. Họ ngán ngẩm tới mức vứt bỏ lại các em đào, em quất la liệt bên đường. Và bỗng nhiên, vô hình trung chúng trở thành nhiên liệu để bà con nấu bánh chưng, bánh tét.

Năm nay theo tin từ “Gia Cát Dự”, sẽ có rét đậm, rét hại trong dịp Tết, bà con nấu bánh chưng, bánh tét lại đâm lo không có củi đun!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật