Gió Đông thổi bạt gió Tây?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những dự báo cách đây một năm về kinh tế thế giới của Diễn đàn toàn cầu Weiss đã trở thành hiện thực. Nay diễn đàn này lại đưa ra 8 dự báo về kinh tế toàn cầu trong năm 2010.
Gió Đông thổi bạt gió Tây?
Chú Sam: Bơm vào hay hút ra? (Ảnh: Internet)

Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ nhất ở Mỹ đã dự báo về việc chuyển dịch ồ ạt sự giàu có từ các nước phương Tây bị sa lầy trong suy thoái và nợ nần sang châu Á và các thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Cho đến nay, điều này đã trở thành hiện thực.

Dự báo kinh tế thế giới năm 2010,  Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ 2 với sự tham dự của nhiều nhà kinh tế nổi tiếng thế giới đã đưa ra 8 nhận định sau đây:

- Mỹ không thể đưa ra gói kích thích kinh tế khổng lồ  mới và cũng không thể chặn nền kinh tế số 1 thế giới này rơi vào suy thoái kép. Điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ vừa phục hồi ngắn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 lại tiếp tục rơi vào đợt suy thoái mới. Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên tới 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2010 và 1,3 nghìn tỷ USD năm 2011. Tình hình kinh tế ảm đạm này đòi hỏi Chính phủ Mỹ phải tung ra một gói kích thích kinh tế mới, song hai ngành hành pháp và lập pháp Mỹ khó có khả năng nhất trí với nhau về các biện pháp cứu nguy.

 - Toàn bộ gánh nặng chống suy thoái và bù đắp thâm hụt ngân sách đều rơi vào các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu sẽ khởi động một đợt in tiền mới lớn hơn đợt in tiền chống khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Tuy nhiên, số tiền mới in ấn này chỉ tạo nên “thịnh vượng ảo” và phần sẽ chảy sang các nước có mức tăng trưởng cao.

 - Cuộc khủng hoảng nợ công sẽ bùng phát trở lại với mức độ cao hơn trước: đầu tiên ở Đông Âu, sau đó đến Mỹ và Anh. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết nợ công của Mỹ thậm chí còn “tệ” hơn cả những nước bị coi là “nợ như Chúa Chổm” như Tây Ban Nha, Ailen, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp.

 - Tình hình kinh tế Mỹ sẽ còn xấu hơn Hy Lạp, nước vừa thoát nguy cơ vỡ nợ nhờ sự bảo lãnh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Suy thoái sâu hơn ở Mỹ và châu Âu, việc in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tình trạng giảm giá mạnh của đồng USD và đồng Euro cùng với “thịnh vượng ảo” càng khiến cho gánh nặng nợ nần ở Mỹ ngày càng nặng hơn.

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ gấp ít nhất 4 lần tăng trưởng GDP của Mỹ và Tây Âu trong những năm tới. Trung Quốc hiện có dự trữ vàng và dự trữ ngoại tệ trị giá 5 nghìn tỷ USD. Trừ khoản nợ nước ngoài 374 tỷ USD, Trung Quốc vẫn còn 4,6 nghìn tỷ USD để đầu tư vào nền kinh tế. Trong khi đó, Mỹ hiện nợ tới 1,6 nghìn tỷ USD. Trung Quốc đang ngồi trên núi tiền lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ đang trở thành con nợ lớn nhất thế giới.

- Trong 12 tháng tới, các nhà đầu tư vào Inđônêxia sẽ kiếm được nhiều tiền hơn các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Inđônêxia tăng 20% trong năm nay, đồng nội tệ tăng giá 5%. Đầu tư nước ngoài vào nước này từ đầu năm đến nay tăng 51% so với cùng kỳ năm 2009. Xu hướng này đang được mở rộng vì các nhà đầu tư đã thu được lợi lớn khi đầu tư vào Inđônêxia.

 - Trong khi các nền kinh tế châu Á tăng trưởng tốt hơn Mỹ và châu Âu, trong khi các nền kinh tế Braxin và Chilê còn tăng trưởng tốt hơn châu Á. Hai nền kinh tế Braxin và Chilê đang tăng trưởng mạnh nhờ các nhà lãnh đạo sáng suốt, năng động và có tầm nhìn xa, cũng như nhờ nhu cầu nội địa. Mảng sáng của
bức tranh kinh tế thế giới hiện nay rõ ràng thuộc về châu Á và Nam Mỹ.

 - So với tháng 3/2009, Quỹ buôn bán chứng khoán quốc tế (ETF) của Chilê hiện tăng 104%, ETF của Ôxtrâylia tăng 105%, Braxin tăng 114%, Xinhgapo tăng 127%, Hàn Quốc tăng 130%, Thái Lan tăng 143%, Ấn Độ tăng 158%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật