Thảm cảnh thua lỗ vẫn đeo bám Đạm Hà Bắc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo BCTC hợp nhất quý 4/2017, CTCP Phân đạm và hó‌a chấ‌t Hà Bắc (UPCoM: DHB) là 1 trong số 12 công ty ngành Công thương tiếp tục có một quý kinh doanh không mang lại lợi nhuận.
Thảm cảnh thua lỗ vẫn đeo bám Đạm Hà Bắc
Ảnh minh họa

Đạm Hà Bắc có vốn điều lệ 2.722 tỷ đồng, Vinachem hiện vẫn đang nắm 265,8 triệu cổ phiếu DHB, tương đương tỷ lệ sở hữu 97,66%. Sản phẩm chính của Công ty là phân đạm Urê chiếm hơn 80% tổng doanh thu của DHB.

Cụ thể, doanh thu thuần quý 4/2017 ghi nhận 740 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 21%, giá vốn hàng bán ghi nhận tăng 4.3%. Như vậy, lợi nhuận gộp trong quý ghi nhận 65.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước âm đến 36 tỷ đồng.

Trong kỳ cũng thu được một khoản doanh thu tài chính hơn 191 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí lãi vay lại quá cao, gần 193 tỷ đồng. Bên cạnh đó các chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng còn khá lớn, chiếm 32 tỷ đồng và 25 tỷ đồng, dẫn đến lỗ ròng Công ty ghi nhận hơn 119 tỷ đồng, thấp hơn khoản lỗ năm 2016 lên đến 337 tỷ đồng.

Công ty không công bố kết quả kinh doanh hợp nhất cả năm 2017. Tuy nhiên, theo BCTC công ty mẹ, doanh thu lũy kế năm 2017 đạt 2,500 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế ghi nhận được âm 612 tỷ đồng trong khi năm 2016 khoản lỗ ghi nhận đến 1,051 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm cuối quý 4/2017, tổng tài sản của Công ty không có nhiều biến động, giảm nhẹ 2% xuống còn 9,710 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn 1,532 tỷ đồng, chiếm 14%; tài sản dài hạn đạt 8,358 tỷ đồng, chiếm 86% tổng tài sản.

Trong tháng trở lại đây, giá cổ phiếu DHB giảm hơn 28%, giá dao động trong khoảng 4,800 – 6,700 đồng/cp. Sở dĩ giá cổ phiếu của DHB lình xình như vậy là bởi từ khi lên sàn, huy động vốn phụ thuộc rất lớn vào thực trạng kinh doanh, tình hình tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp và so sánh tương quan với các DN khác…Trong khi đó, bức tranh của DHB quá đỗi sẫm màu.

Nguồn: VietstockFinance

Dự báo năm 2018, nguồn cung phân bón trên thế giới sẽ bị thiệt hại bởi ngành phân bón Trung Quốc – một trong những quốc gia sản xuất phân bón hàng đầu trên thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, do chiến dịch sưởi ấm bằng khí đốt (khí đốt là một trong những nguyên liệu dùng sản xuất phân bón) cho hàng triệu gia đình trong mùa đông năm 2018 tại quốc gia này. Các nhà máy sản xuất phân Ure và Ammonia đang phải cắt giảm hoạt động so với cùng kỳ năm 2016.

Giảm nguồn cung nguyên liệu đồng nghĩa với việc làm giảm nguồn cung phân bón và đẩy giá phân bón tăng tại Trung Quốc (vốn là một nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới). Chỉ mới những ngày đầu tháng 1/2018, giá phân Ure trên thị trường Trung Quốc đã chạm mức 2.044 NDT/tấn, tương đương với 314,11 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng 4 năm. Giá Ammonia tổng hợp tăng mạnh 8% lên 3.242 NDT/tấn trong 30 ngày qua.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội ngành phân bón Nitrogen Trung Quốc (CNFIA), công suất vận hành của các nhà máy sản xuất phân bón Nitrogen từ khí đốt đã giảm mạnh xuống chỉ còn 15% so với mức 31% cùng kỳ năm 2017.

Các hiệp hội ngành phân bón và hó‌a chấ‌t Trung Quốc đang cân nhắc có nên kiến nghị Chính phủ giảm giá khí đốt khi mùa đông kết thúc, nhằm giảm bớt tác động của thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu.

Các nhà máy sản xuất Ure và Ammonia từ khí đốt thường hạn chế hoạt động vào mùa đông và tăng tốc sản xuất trở lại khi nguồn khí đốt dồi dào, nhưng mùa đông năm nay, tình trạng thiếu hụt khí đốt tồi tệ hơn dự báo.

Thâm hụt nguồn cung khí đốt đang tác động mạnh tới các nhà sản xuất phân Ure từ khí gas trong năm 2018. Nhiều nhà máy không thể mở cửa trở lại một khi cắt giảm sản xuất và tình hình này có thể làm giảm mạnh nguồn cung phân bón cho trồng trọt vụ xuân tại Trung Quốc. CNFIA cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ lớn như Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc và Sinopec nên bán khí gas với giá rẻ hơn trong quý 2 và quý 3 năm 2018 để giúp các nhà sản xuất phân bón.

Đối với thị trường Việt Nam, quý 1/2018 lượng phân bón nhập từ thị trường Trung Quốc dự kiến cũng giảm, bởi khi nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt sẽ làm sản lượng phân bón tại đây giảm, không đáp ứng đủ cầu giá tăng và Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu để đáp ứng thị trường nội địa.

Tuy nhiên, vấn đề của DHB không chỉ dừng ở góc độ kiệt tài chính mà còn nằm ở chính năng lực cạnh tranh của DN. Sản phẩm đạm Urê của DHB nếu bán theo giá vốn hiện nay cũng đã khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Đạm Cà Mau hay Đạm Phú Mỹ chứ chưa nói đến các sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc hay Indonesia luôn có giá rẻ hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật