Em trai ông Đinh La Thăng nói gì trước khi tòa tuyên án?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 3/2, nói lời sau cùng, bị cáo Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) cho rằng bản thân vô tình, không chủ ý tham gia việc tham ô thông qua mua bán cổ phần ở PVP Land.
Em trai ông Đinh La Thăng nói gì trước khi tòa tuyên án?
Ảnh minh họa

Gần trưa 3/2, bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng (em trai ông ) và 6 đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) nói lời sau cùng.

Mặc áo sáng màu, bị cáo Đào Duy Phong là người đầu tiên bước lên bục khai báo. Phong nói bị cáo bị ép buộc, không sử dụng tiền bị cáo buộc tham ô vào mục đích cá nhân.

Trong lời nói sau cùng, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land cho rằng lời nói của ông luôn đúng sự thật, giúp cơ quan điều tra làm rõ vụ án. Do có ăn năn hối cải, sớm khắc phục hậu quả, Phong mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ khi tuyên án.

bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng giám đốc PVP Land) chân thành gửi lời xin lỗi các cổ đông về hành vi đã gây ra. Ngoài ra, bị cáo 46 tuổi cũng gửi lời xin lỗi đến gia đình, người thân, cơ quan cảnh sát điều tra cũng như các điều tra viên. Ông Sinh nói quá trình điều tra, bị cáo khai báo tương đối thành khẩn nhưng chưa hết. Tại tòa, ông đã thừa nhận hành vi, khắc phục hậu quả gây ra, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.

Đinh Mạnh Thắng là người thứ 3 nói lời sau cùng. Em trai ông Đinh La Thăng nói suốt quá trình điều tra, xét xử, bị cáo đã thành khẩn khai báo hết hành vi. Cho rằng bản thân vô tình, không chủ ý tham gia việc tham ô thông qua mua bán cổ phần, ông Thắng mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xem xét tội danh để phán xử công tâm, thấu tình đạt lý, có mức án thấp để ông sớm được về với gia đình, xã hội.

Mặc áo sáng màu, Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí - PVC) là người cuối cùng được HĐXX gọi lên trình bày lời nói sau cùng. Thanh gửi lời cảm ơn tới người thân, các luật sư bào chữa, các chiến sĩ cảnh sát dẫn giải đã quan tâm, , giúp đỡ mình trong thời gian diễn ra phiên tòa.

bị cáo cho rằng trong lời sau cùng sẽ không nói nhiều đến diễn biến vụ án mà chỉ mong nhận được sự của mọi người. Thanh bày tỏ sự tin tưởng và mong HĐXX xem xét khách quan để mình không bị tuyên một mức án quá nặng.

Trước khi dừng lời, Thanh nói rằng bản thân đang bị bệnh, có thể gặp biến chứng nên đã đưa ra đề xuất cá nhân với HĐXX.

HĐXX sẽ tuyên án các bị cáo vào 9h ngày 5/2.

bị cáo Đinh Mạnh Thắng. Ảnh: TTXVN.Vì sao Đinh Mạnh Thắng và Trịnh Xuân Thanh vướng lao lý?

Theo cáo buộc, Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó PVP Land, đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu dự án Nam Đàn Plaza (ở đường Phạm Hùng, Hà Nội) cho Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 với giá tương đương 52 triệu đồng/m2 đất.

Ông Bình tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần 4 cổ đông còn lại được ký theo giá thỏa thuận. Riêng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land thể hiện giá chuyển nhượng chỉ tương đương 34 triệu đồng/m2 đất, thấp hơn giá chung hơn 87 tỷ đồng.

cáo trạng xác định, nhóm mua cổ phần của PVP Land, thông qua Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) và một số người trung gian, đã gặp được Trịnh Xuân Thanh.

Dựa vào tờ trình của Đào Duy Phong (Chủ tịch PVP Land), Trịnh Xuân Thanh ký nghị quyết HĐQT triển khai việc chuyển nhượng cổ phần giá thấp hơn thực tế để hưởng chênh lệch. Theo kết quả điều tra, Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt 14 tỷ (đã hoàn trả người đưa), Đào Duy Phong chiếm đoạt 10 tỷ, Đinh Mạnh Thắng được 5 tỷ.

Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc là người chủ mưu khi quyết định việc chuyển nhượng cổ phần PVP Land dưới mức giá chung.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật