Buôn bán nam giới ngày càng gia tăng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dự án Luật phòng, chống buôn bán người được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến sáng nay (23/8) hướng tới điều chỉnh mọi hành vi mua bán người, từ đơn lẻ đến có tổ chức, xuyên quốc gia.
Buôn bán nam giới ngày càng gia tăng
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng (phải) băn khoăn tính khả thi của quy định hỗ trợ nạn nhân. Ảnh: VA

Theo thống kê do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường dẫn tại phiên họp, trong 5 năm qua, cả nước xảy ra 1.586 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, với 4.008 nạn nhân bị lừa bán.

So với 5 năm trước, tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân. Đáng chú ý là tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nam giới xảy ra ngày càng nhiều tại một số địa phương. Thêm vào đó, đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nộ‌i tạn‌g cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân bị t‌ử von‌g.

Trong khi đó, các quy định hiện hành liên quan đến hồi hương, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hoà nhập cộng đồng mới chỉ đề cập đến đối tượng nạn nhân là phụ nữ, trẻ em từ nước ngoài trở về mà chưa đề cập đến các nạn nhân bị mua bán trong nước và nạn nhân là nam giới.

Đại diện Bộ Tư lệnh biên phòng nhận định mua bán người diễn ra thời gian qua phức tạp, chủ yếu xảy ra ở vùng biên giới phía Bắc, phía Tây và vùng biển.

Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm UB Tư Pháp Lê Thị Thu Ba đồng tình phạm vi điều chỉnh bao gồm cả hành vi buôn bán người có tổ chức, xuyên quốc gia và các hành vi mua bán đơn lẻ. Dù mang tính chất "phòng ngừa" là chính nhưng bà kiến nghị cần bổ sung việc xử lý các hành vi mua bán người.

Bà cũng cho rằng khái niệm "nạn nhân", "người cần được xác minh là nạn nhân" phải có giấy tờ được cơ quan thẩm quyền xác nhận là không chính xác. Bởi lẽ nạn nhân chính là đối tượng của hành vi mua bán, ngay khi hành vi mua bán được thực hiện, họ đã trở thành nạn nhân chứ không phải chờ đến khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Trên thực tế, đa số bị mua bán tự trở về không có giấy tờ, tài liệu xác định là nạn nhân. Họ có tâm lý, sức khỏe không ổn định, nhiều trường hợp sau khi trở về đã không khai báo do sợ bị trả thù, phân biệt nên quy định như dự thảo luật sẽ không khuyến khích được nạn nhân khai báo.

Theo dự thảo luật, các nạn nhân cũng như người cần được xác minh là nạn nhân sẽ được hỗ trợ từ các nhu cầu thiết yếu đến hỗ trợ y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý, học nghề, vay vốn...

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng lưu ý có nhiều nạn nhân khác nhau nên phải  quy định rõ các điều kiện. Bên cạnh đó, điều 17 quy định UBND xã hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu, ban đầu như tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường để nạn nhân tự trở về nơi cư trú là “rất xa vời với thực tế" bởi lẽ ngân sách cấp xã không có.

Ủng hộ việc quy định hỗ trợ cụ thể song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng xã hội vẫn còn nhiều người "yếu thế hơn" nhưng chưa chắc họ đã được hưởng chế độ hỗ trợ như vậy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật