Bật sức ép Nga, quân sự Mỹ ra tín hiệu mạnh với Đức

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc chính phủ Đức tiếp theo không đáp ứng được mục tiêu tăng chi tiêu quân sự lên tới 2% GDP sẽ làm suy yếu liên minh NATO.
Bật sức ép Nga, quân sự Mỹ ra tín hiệu mạnh với Đức
Mỹ lâu nay đã chỉ trích các đồng minh NATO không đáp ứng được mục tiêu dành 2% GDP cho chi tiêu quân sự.

Việc chính phủ Đức nhiệm kỳ tiếp theo không đáp ứng được mục tiêu tăng chi tiêu quân sự lên tới 2% GDP sẽ làm suy yếu liên minh NATO, một quan chức quân sự Mỹ cấp cao ngày 29/1 cho hay.

Theo Reuters, Bộ trưởng lục quân Mỹ Mark Esper nói với các phóng viên trong chuyến thăm quân đội Hoa Kỳ tại Wiesbaden, Đức, rằng các thành viên NATO đã tái cam kết sẽ đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự 2%GDP của NATO vào năm 2017 và ông tin rẳng chính phủ Đức sẽ duy trì được cam kết này.

"Điều quan trọng đối với tất cả các đồng minh NATO của chúng tôi là phải tuân theo các cam kết của họ", ông Esper ngày 29/1 cho biết. "Nếu không, điều đó sẽ làm suy yếu liên minh. Một cách rõ ràng, Đức cũng là một thành viên quan trọng của NATO."

Ông Esper cho biết Đức đã có một vai trò đặc biệt quan trọng trong NATO vì sức mạnh kinh tế ở châu Âu và vai trò lãnh đạo của họ trong khối này. "Tôi tin rằng chính phủ Đức sẽ đạt được mức 2% và kiên trì mục tiêu đó", ông nói.

Hiện tại, Đảng bảo thủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Đảng Dân chủ Xã hội trung tả Đức vẫn chưa nhất trí được về kế hoạch thành lập chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử năm 2017.

Một văn bản đàm phán do hai bên đưa ra đã không đề cập đến mục tiêu ngân sách cho NATO một cách cụ thể - tránh né một vấn đề lâu nay khiến các bên chia rẽ.

Hiệp hội công nghiệp BDI tháng này tính toán sơ bộ rằng Đức chỉ dành 1.13% GDP cho chi tiêu quân sự trong năm 2017, thấp hơn rất nhiều so với dự báo của NATO là 1.22% do tăng trưởng kinh tế mạnh hơn kỳ vọng.

Chuyên gia Matthias Wachter của BDI cho biết tỷ lệ này có thể sẽ giảm thêm trong những năm tới nếu sự mở rộng của nền kinh tế vượt xa kế hoạch gia tăng chi tiêu quân sự.

Esper cho biết các nỗ lực của NATO nhằm trấn an Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic vẫn là một ưu tiên hàng đầu để phòng thủ chống lại bất kỳ "chủ nghĩa phiêu lưu" nào của Nga.

"Tất cả chúng ta đều mong muốn Nga có một con đường khác, nhưng sau những gì chúng ta đã thấy ở Gruzia và Ukraine, chúng ta phải hy vọng điều tốt nhất và chuẩn bị cả cho những điều tồi tệ nhất", ông nói, đề cập tới cuộc chiến tại Gruzia 2008 và việc Nga sát nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật