Các đầu đạn Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 25/1/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã gửi thông điệp đến toàn dân tộc Triều Tiên kêu gọi giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên.
Các đầu đạn Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông
Hai trưởng đoàn Bắc và Nam TT trong lễ ký kết thỏa thuận ngày 9/1/2018. Ảnh: Korea Pool / Reuters

Cùng với thông điệp giảm căng thẳng còn tiến hành các bước đi cần thiết để thống nhất dân tộc Triều Tiên.

Nhân sự kiện rất đáng chú ý này, xin được giới thiệu bài phân tích của một học giả am hiểu Triều Tiên- chuyên viên khoa học chính Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc viện Viễn Đông viện Hàn lâm Khoa học Nga Konstantin Asmolov về những diễn biến mới đây trên bán đảo này và quan điểm của riêng ông về triển vọng thống nhất hai miền Triều Tiên.

Bài đăng trên “Lenta” Nga ngày 25/1/2018.

Ảnh: Lyle Stafford / Reuters

Trong những ngày đầu năm mới 2018, cả thế giới đã chứng kiến sự ấm lên rất nhanh trong quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và người anh em phía Nam của mình. Các đội tuyển Olimpic Nam và Bắc Triều Tiên sẽ diễu hành tại Lễ khai mạc Thế vận hội Pyeongchang dưới một lá cờ chung in hình bán đảo Triều Tiên.

Thêm nữa, họ (Bắc và Nam Triều Tiên) sẽ thành lập một đội tuyển khúc côn cầu nữ chung, đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên sẽ đến miền Nam qua khu vực phía Tây đường biên giới trên bộ giữa hai miền.

Các thỏa thuận như trên đã được hai bên chính thức công bố trong một bản thỏa thuận gồm 11 điểm mới được ký vào ngày 17/1/2018 sau các cuộc đàm phán liên Triều tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Sự nồng ấm trở lại mang màu sắc“Olimpic” giữa hai miền sẽ đi xa đến đâu, liệu hai miền Bắc- Nam có trở thành một thực thể toàn vẹn hay không? “Lenta” sẽ phân tích dưới đây.

Năm mới và sự phục sinh kỳ diệu

Bánh xe khởi động tiến trình đàm phán liên Triều bắt đầu quay ngay sau bài phát biểu đầu năm mới của lãnh đạo Kim Chính Ân (Kim Jong-un): ngày 9/1/2018, các bên bắt đầu thảo luận các chi tiết và chỉ trong một thời gian tương đối ngắn đã đạt những kết quả rất ấn tượng.

Trong bối cảnh thực thi chế độ cấm vận ngặt nghèo các đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên thăm miền Nam, các bên cuối cùng cũng đã tìm ra được lối thoát: ngoài các vận động viên, còn có các quan chức, một đoàn cổ động viên, một đội thi môn võ Taekwondo, một đoàn nghệ thuật Bắc Triều Tiên cũng sẽ đến miền Nam để dự Olimpic.

Nữ lãnh đạo đoàn nghệ thuật- ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, nữ ca sỹ Hyon Song Wol, - một người được gần tất cả các chuyên gia về Triều Tiên biết rất rõ và được họ mệnh danh là “một con người chính thức được phục sinh”.

Lý do: trước đây, Tình báo Nam Triều Tiên đã long trọng khẳng định một thông tin tuyên truyền rợn người về việc (trích thông báo): “Kim Chính Ân đã xử bắn người yêu cũ của mình và cả ban nhạc “Moranbong” do cô lãnh đạo bởi vì các cô gái trong ban nhạc này đã tham gia dựng các phim khi‌ּêu dâ‌ּm và theo đạo Thiên chúa, một số cô còn giấu Kinh Thánh tại nhà mình”.

Như theo như lời kể của một nhân vật đào tẩu từ Bắc Triều Tiên và hiện đang có chuyến “lưu diễn tuyên truyền” khắp nước Mỹ là Lim Hy Yon thì các cô gái của ban nhạc này bị hành hình bằng súng máy phòng không, những cô còn sống sót bị xe tăng nghiền nát. Tuy nhiên, 8 tháng sau đó, Hyon So Wol đã “phục sinh”. Nhưng đây chưa phải là thông tin tốt lành duy nhất.

Vấn đề máu

Ngoài sự xuất hiện của ban nhạc “Morangbon” trên đất Nam Triều Tiên, Thế vận hội tại Pyeongchang sẽ còn rất ấn tượng với cuộc diễu hành chung của hai đội Nam- Bắc Triều dưới một lá cờ “trung lập” chung cho cả hai miền- một lá cờ màu trắng có hình Bán đảo Triều Tiên. Đấy là một sự kiện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: bởi vì vấn đề cùng tồn tại của hai quốc gia này phức tạp hơn rất nhiều những gì mà một số người thường vẫn nghĩ.

Một nước Triều Tiên thống nhất đã từng tồn tại từ thế kỷ thứ VII, vâng, và cả trong năm 1945, khi Triều Tiên dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản bị Quân đội Mỹ và Quân đội Xô Viết chiếm đóng và vào thời điểm đó thì chưa một ai có ý định chia cắt Triều Tiên thành hai nửa.

Nhưng tốc độ tiến quân của Quân đội Xô Viết lúc đó nhanh đến nỗi Mỹ buộc phải khẩn cấp nghĩ đến một kế hoạch phân định ngay các khu vực chiếm đóng. Hai sỹ quan cấp bậc trung tá của Quân đội Mỹ với thời gian chỉ gần nửa tiếng đồng hồ, một chiếc bản đồ khu vực và không hề có một chút hiểu biết gì về đất nước Triều Tiên đã đưa ra đề xuất lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân chia khu vực chiếm đóng giữa Liên Xô và Mỹ. Và mọi việc sau đó đã được quyết định đúng như vậy.

Tuy nhiên, sau đó là chiến tranh lạnh và đường ranh giới phân chia hai khu vực chiếm đóng đã trở thành đường biên giới giữa hai quốc gia. Quốc gia nào cũng có hiến pháp riêng của mình và đòi xác lập quyền quản lý đối với toàn bộ bán đảo đồng thời cho rằng trên nửa phần còn lại của bán đảo đang tồn tại một chế độ bù nhìn, chế độ bù nhìn này sẽ bị nhân dân lật đổ trong thời gian ngắn nhất.

Nhưng điều rất đáng chú ý ở dây là bên nào cũng có những luận chứng đủ sức nặng để chứng minh quan điểm của mình là đúng.

Người Nam Triều Tiên hoàn toàn có quyền công khai tuyên bố là họ được Liên Hợp Quốc công nhận và các cuộc bầu cử được tiến hành dưới sự giám sát của các ủy ban quốc tế do Liên Hợp Quốc cử đến, trong khi đó thì Bắc Triều Tiên không cho phép các ủy ban của Liên Hợp quốc đến giám sát và vì thế các cuộc bầu cử của Bắc Triều Tiên là không chính danh và không minh bạch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật