Việt Nam có thoát “thẻ vàng” từ EC?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời hạn 6 tháng mà Ủy ban châu Âu (EC) đặt ra để Việt Nam khắc phục các khuyến nghị liên quan tới chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã gần hết nửa chặng đường. Với hàng loạt nỗ lực, ngành Thủy sản đặt hy vọng có thể sớm thoát “thẻ vàng” trong thời gian tới.
Việt Nam có thoát “thẻ vàng” từ EC?
Việt Nam đang có nhiều nỗ lực nhằm thoát “thẻ vàng” trước thời hạn. Ảnh: Hà Phương.

Giải pháp tổng thể

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTTN Vũ Văn Tám, liên quan tới vấn đề làm sao để thoát khỏi “thẻ vàng” của EC, vừa qua cùng với Công điện 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Bộ NN&PTNT tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng ra Chỉ thị 45/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về IUU nhằm sớm thoát khỏi “thẻ vàng” trong vòng 6 tháng, nghĩa là trước ngày 23/4/2018. Ngay sau đó, Bộ cũng xây dựng kế hoạch hành động và hiện đang quyết liệt triển khai đồng bộ nhóm giải pháp.

Trước hết là nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế. Luật Thủy sản 2017 đã tiếp thu tối đa các khuyến nghị của EC, trong đó đã xây dựng các chế tài làm sao đáp ứng được 9 khuyến nghị của EC. Thứ hai là đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân, chủ tàu, các DN cũng như hệ thống quản lý nhà nước về khai thác thủy sản để các đối tượng nâng cao năng lực nhận thức về nguy cơ của “thẻ vàng” ảnh hưởng đến uy tín, danh dự sản phẩm hải sản Việt Nam. Nhóm thứ ba là tập trung vào các hành động thực thi trên thực tế. Đó các ngư dân, chủ tàu đi khai thác phải đảm bảo các yêu cầu như ghi nhật ký, lắp thiết bị giám sát hành trình, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cảng cá và xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, đồng thời chứng nhận các lô hàng XK theo yêu cầu của EU và các thị trường khác.

"Bên cạnh đó, Ban quản lý cảng cá, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải cử người xuống tận cảng để cùng giám sát với cơ quan quản lý cảng cũng như kết nối thiết bị giám sát trên tàu cá nhằm theo dõi 24/24 giờ đối với các tàu từ 15m trở lên đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, với các tàu trên 24m phải lắp thiết bị giám sát tự động để kiểm soát”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.

Ngoài các giải pháp nêu trên, nhóm giải pháp tiếp theo mà Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh là tập trung mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trong đó có việc đàm phán cấp cao với EC, cùng EC rà soát lại 9 nhóm khuyến nghị để hoàn thiện. Kỳ vọng đặt ra là, sau ngày 23/4 tới, EC sẽ đánh giá những chuyển biến của Việt Nam để rút “thẻ vàng” cho hải sản Việt Nam. Ngoài ra, cũng theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác nghề các đối với các nước trong khu vực Asean cũng như các nước quốc đảo Thái Bình Dương và các diễn đàn khu vực, quốc tế để lấy lại hình ảnh, uy tín của thủy sản Việt Nam. “Vừa qua, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã đi gần hết các quốc đảo Thái Bình Dương để thông tin, trao đổi hợp tác tạo sự thông cảm, đồng thuận của các nước này. Chúng ta cũng đẩy mạnh tham gia các diễn đàn quốc tế, nói rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam là không dung túng cho các hành động đánh bắt bất hợp pháp”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

Xử lý tốt tàu tạm nhập tái xuất

Đồng tình với nhóm giải pháp mà ngành Thủy sản đã, đang và sẽ triển khai nhằm tháo gỡ vấn đề “thẻ vàng” từ EC, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTTN góp ý thêm: Với các biện pháp đặt ra, vấn đề khắc phục “thẻ vàng” khá khả thi. Tuy nhiên, từ nay cho đến tháng 4 không còn xa, để có thể thực sự thoát khỏi “thẻ vàng”, quay lại “thẻ xanh” cần nhiều quyết liệt hơn nữa ở các cấp triển khai.

Liên quan tới vấn đề này, ông Dương Văn Thể, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) có những cụ thể hơn: Bị EC rút “thẻ vàng” trong vấn đề IUU là việc mới nên trong năm 2017, sự phối hợp giữa Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y khi xử lý vấn đề này chưa tốt. Năm 2018, khi đã tiếp nhận đầy đủ các ý kiến phản hồi từ EC, hy vọng công tác phối hợp sẽ tốt hơn, nhất là trong phát hiện, xử lý tàu cá vi phạm IUU vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất. “Khi có tàu vi phạm đưa hàng vào Việt Nam, Tổng cục Thủy sản bằng mọi giá phải phát hiện ngay, phối hợp với các đơn vị chuyên ngành để xử lý. Ngoài ra, điểm cần xem xét thêm còn là khi phát hiện tàu vào thì xử lý triệt để như thế nào. Thời gian qua, vấn đề này chưa đưa ra giải pháp đồng nhất cuối cùng”, ông Thể nói. Đáp lại ý kiến của ông Thể, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai nêu quan điểm, khi nắm rõ vấn đề, đứng từ góc độ của mình, đề nghị Cục Thú y trực tiếp sớm có tham mưu cho lãnh đạo Bộ NN&PTTN để xử lý.

Xung quanh câu chuyện tàu vi phạm IUU cập cảng Việt Nam, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá: Điểm mấu chốt, quan trọng nhất chính là dù biết rõ các tàu vi phạm IUU theo hình thức tạm nhập tái xuất, vào Việt Nam và XK hàng sang Trung Quốc, song thời gian qua không ngăn chặn được. Thông thường, khi tàu đã vào, XK hàng sang Trung Quốc rồi các cơ quan chức năng mới phát hiện. Bởi vậy, trong việc bàn bạc, đề xuất, tham mưu ý kiến, quan trọng là các đơn vị phải nêu rõ biện pháp theo hai hướng ngăn chặn và xử lý các tàu này như thế nào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật