Phó Thủ tướng: Ngành thanh tra không thể khoan nhượng với tham nhũng

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 16/1, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ, phải tập trung phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng Pháp Luật các vụ việc tham nhũng với tinh thần xử lý nghiêm minh, không thể khoan nhượng, nhất là các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng để thực hiện mục tiêu đẩy lùi tham nhũng…
Phó Thủ tướng: Ngành thanh tra không thể khoan nhượng với tham nhũng
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TN

Đáp ứng yêu cầu phòng ngừa vi phạm Pháp Luật

Theo Phó Thủ tướng, năm 2017, hoạt động của toàn ngành thanh tra đã có chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngành đã chú trọng triển khai kế hoạch thanh tra theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và sự chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước.

Qua thanh tra, ngành thanh tra đã phát hiện, xử lý vi phạm gần 70 nghìn tỷ đồng, trên 17 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính trên 2 nghìn tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 114 vụ việc.

“Kết quả thanh tra đã đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa vi phạm Pháp Luật, từ đó, góp phần chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, bất cập trong quản lý Nhà nước và bàn hành chính sách Pháp Luật”, Phó Thủ tướng đánh giá.

Ngành đã phát huy vai trò tham mưu triển khai thực hiện tốt các giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC).

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tin tưởng ngành thanh tra sẽ hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong năm 2018

Báo cáo cho thấy, đã tổ chức tiếp 415.383 lượt công dân; tiếp nhận, xử lý 306.519 đơn thư; tham mưu giải quyết 25.519/30.324 vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền; tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, đông người; qua đó góp phần giải quyết nhiều vụ việc bức xúc và bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tiếp tục tham mưu các ngành, các cấp triển khai thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập; đã phát hiện được 72 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết KN, TC…

“Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tôi xin với những khó khăn, vất vả và ghi nhận, biểu dương sự cố gắng của ngành thanh tra”, ông Trương Hòa Bình nói.

Còn biểu hiện chưa dám đương đầu đấu tranh chống tham nhũng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế. 

Việc ban hành kết luận một số cuộc thanh tra còn chậm; việc quản lý các đoàn thanh tra chưa chặt chẽ. Chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, việc xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, nghiêm chỉnh, nhất là xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

Giải quyết một số vụ KN, TC của công dân của các bộ, ngành và phần lớn ở các địa phương còn để kéo dài, chưa dứt điểm; có vụ việc giải quyết chưa đúng, chưa trúng với bản chất, chưa thấu tình đạt lý. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc KN, TC còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra (dưới 85%).

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao; kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế.

“Trong một số trường hợp nhất định, cụ thể cho thấy còn có biểu hiện thiếu bản lĩnh, chưa cương quyết. Rõ hơn nữa, là có trường hợp chưa dám đương đầu đấu tranh chống tham nhũng, chưa có giải pháp triệt để thu hồi tài sản tham nhũng về cho Nhà nước”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Toàn cảnh hội nghị

Cũng theo Phó Thủ tướng, việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở cấp tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, diễn ra nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… chưa có sự chuyển biến rõ rệt.

“thanh tra phát hiện ra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng chủ yếu tập trung ở các đoàn thanh tra ở cấp trung ương, còn địa phương chuyển biến rất chậm”, ông Trương Hòa Bình nói.

Trong khi đó, tổ chức, bộ máy ngành thanh tra còn bất cập, chưa phát huy được vai trò trong quản lý Nhà nước về thanh tra, KN, TC và phòng, chống tham nhũng.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra, trình độ, chuyên môn và năng lực của một bộ phận cán bộ thanh tra còn hạn chế; đạo đức, tác phong, kỹ luật chưa tốt; có biểu hiện mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ, có đơn thư KN, TC trong nội bộ nhưng giải quyết còn chậm, chưa dứt điểm, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của thanh tra Chính phủ.

Kết luận thanh tra phải chỉ rõ vi phạm, trách nhiệm

Năm 2018, Chính phủ đề ra phương châm “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”.

Theo Phó Thủ tướng, thanh tra Chính phủ phải nỗ lực triển khai công tác xây dựng Pháp Luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án luật được giao chủ trì soạn thảo; đồng thời, kịp thời kiến nghị sửa đổi các văn bản để khắc phục sơ hở bất cập trong công tác quản lý.

Tổng thanh tra Lê Minh Khái nhấn mạnh, thanh tra Chính phủ và toàn ngành thanh tra sẽ đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao trong thời gian tới

Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, gắn với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý, trong thực thi Pháp Luật; đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc; khắc phục việc chậm ban hành kết luận thanh tra…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngành thanh tra phải áp dụng đúng Pháp Luật, thực hiện hết quyền năng mà Hiến pháp, Pháp Luật đã đề ra.

“Thẩm quyền của thanh tra rất lớn, kể cả yêu cầu kê biên tài sản, yêu cầu kê biên tài khoản, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xuất trình tài liệu, phải giải trình và có những yêu cầu kiến nghị, xử lý cá thể hóa trách nhiệm của những người vi phạm, trong đó kể cả người đứng đầu. Thời gian qua, chúng ta đã chưa cương quyết, chưa thực hành kết quyền hạn, chức năng của mình, còn nể nang”, Phó Thủ tướng nói.

Cho nên, các vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi Pháp Luật thì phải xử lý nghiêm. Kết luận thanh tra phải chỉ rõ bản chất vi phạm, nội dung vi phạm, xác định rõ trách nhiệm.

“Những vụ việc chuyển sang cơ quan điều tra thì phải chỉ rõ dấu hiệu vi phạm được phát hiện qua thanh tra”, Phó Thủ tướng đề nghị, ngành thanh tra phối hợp tốt với cơ quan điều tra và viện kiểm sát.

Các bộ, ngành, địa phương cũng phải thấy rõ trách nhiệm để triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC; quan tâm tiếp dân, đối thoại, gắn với xem xét, giải quyết thấu tình đạt lý, đúng Pháp Luật, phù hợp với thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không để công dân KN, TC đông người, phức tạp, phát sinh điểm nóng...

Phó Thủ tướng trao Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước cho nguyên Phó Tổng thanh tra Nguyễn Đức Hạnh

 “Nếu không làm tốt điều này thì phải đánh giá, kiểm điểm, xử lý. Không để người dân bức xúc kéo dài, khiếu kiện kéo ra Trung ương nhiều lần, tính chất gay gắt mà sau đó kiểm tra thấy, do địa phương giải quyết chưa đến nơi đến chốn, chưa thấu tình đạt lý, thậm chí có vi phạm Pháp Luật, có lợi ích nhóm chi phối”, Phó Thủ tướng nêu.

Thực hiện nghiêm phòng, chống tham nhũng trong ngành

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, theo Phó Thủ tướng, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa; tập trung phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng Pháp Luật các vụ việc tham nhũng.

“Tinh thần xử lý nghiêm minh, không thể khoan nhượng, nhất là các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng để thực hiện mục tiêu đẩy lùi tham nhũng”, ông Bình nói rõ, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, đổi mới phương thức đánh giá công tác này nhất là đối với cấp tỉnh, chỉ rõ nơi làm tốt, nơi chưa làm tốt.

Lãnh đạo Chính phủ đặc biệt lưu ý, việc xây dựng lực lượng thanh tra, đặc biệt là công tác cán bộ vì công tác cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề. Theo đó, phải thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, tác phong làm việc, ứng xử văn hóa.

Tổng thanh tra Lê Minh Khái trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 cá nhân

“Tăng cường công kiểm tra nội bộ, xử lý nghiêm công chức có vi phạm, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra”.

Phó Thủ tướng tin tưởng, với truyền thống tốt đẹp, sự nỗ lực, cố gắng, thanh tra Chính phủ và toàn ngành thanh tra sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

Trân trọng tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo, Tổng thanh tra Lê Minh Khái hứa, thanh tra Chính phủ và toàn ngành thanh tra sẽ cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác.

“thanh tra Chính phủ và toàn ngành thanh tra sẽ đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao trong thời gian tới”, Tổng thanh tra nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho nguyên Phó Tổng thanh tra Nguyễn Đức Hạnh; Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba cho các cá nhân.

Tổng thanh tra Chính phủ trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Cục Chống tham nhũng và 4 cá nhân. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật