Làng đình chiến Panmunjom: Nơi nguy hiểm đã thắp lên niềm hy vọng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 9-1, lần đầu tiên sau hai năm, cuộc đàm phán chính thức cấp cao liên Triều đã diễn ra tại Làng đình chiến Panmunjom, nơi từng được coi là nguy hiểm bậc nhất thế giới và cũng là một trong những di tích cuối cùng của chiến tranh Lạnh.
Làng đình chiến Panmunjom: Nơi nguy hiểm đã thắp lên niềm hy vọng
Ngôi nhà một tầng màu xanh, nơi diễn ra các cuộc họp giữa giới chức Hàn Quốc - Triều Tiên, được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngôi làng không có dân

Làng đình chiến Panmunjom hay còn gọi là Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc về phía bắc 55 km. Dù Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được ký kết năm 1953 nhưng hòa bình chưa bao giờ thực sự được thiết lập ở đây trong suốt hơn 60 năm qua.

Dù gọi Panmunjom là làng song ở đây không có dân thường sinh sống. Thay vào đó là khoảng một triệu người lính vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Không chỉ binh lính được trang bị vũ khí “từ chân tới tóc”, khu vực phi quân sự này còn được bảo vệ bởi các công sự bê tông ngầm, mìn, hàng rào dây thép gai, các chướng ngại vật chống tăng nằm dọc biên giới, hàng loạt đài quan trắc cũng như các ụ súng máy trên các ngọn đồi...

Tại đây, binh lính canh gác của hai miền chỉ đứng cách nhau vài mét. Họ có thể đứng từ xa lặng lẽ quan sát nhau nhưng không bao giờ được phép vượt qua ranh giới kể từ sau vụ đụng độ năm 1976 khiến 2 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Bất chấp sự nguy hiểm của nơi đây, hàng năm vẫn có hàng nghìn khách du lịch đến thăm làng đình chiến Panmunjom. Một trong những điểm thu hút nhất khi tới thăm Panmunjom là ngôi nhà một tầng màu xanh, nơi giới chức Hàn Quốc - Triều Tiên họp thường kỳ. Khi bước vào trong tòa nhà, khách du lịch có thể bắt gặp 4 người lính thuộc Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc đứng ở hai đầu của tòa nhà để bảo vệ họ, trong khi các binh sĩ Hàn Quốc đi lại bên ngoài các cửa sổ và quan sát bên trong qua cửa kính.

Để đảm bảo an toàn tính mạng, du khách được cảnh báo trước để không nhìn thẳng vào mắt hoặc có bất cứ cử chỉ không phù hợp nào có thể khiêu khích binh sĩ Triều Tiên. Ngoài ra, họ cũng được yêu cầu ăn mặc trang nghiêm. Quần bò màu xanh, quần soóc hay bất cứ loại quần áo khiêu khích nào khác đều không được phép mặc. Ngoài ra, du khách phải ký một bản cam kết để tự chịu trách nhiệm đối với "sự an toàn và tính mạng của bản thân” trong trường hợp bị tấn công.

Nơi thắp lên hy vọng hòa bình

Cùng với khu công nghiệp Kaesong, làng đình chiến Panmunjom thường là nơi diễn ra các cuộc đàm phán cấp cao chính phủ hai nước cũng như ở cấp chuyên viên, trong đó tập trung vào nhiều vấn đề như khu công nghiệp chung Kaesong, du lịch tới núi Kumgang, cũng như vấn đề các gia đình ly tán giữa hai miền… Đối với Hàn Quốc, những vấn đề chủ chốt vẫn là những việc chưa được giải quyết sau khi hai miền Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến năm 1953, bao gồm cả vấn đề tái thống nhất hai miền.

Năm 2015, tại làng đình chiến Panmunjom đã diễn ra cuộc đàm phán cấp chính phủ giữa hai nước. Tuy nhiên, năm 2016, Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa khiến đàm phán rơi vào bế tắc.

Mùa xuân năm 2018 đã mang lại những món quà bất ngờ cho người dân hai nước khi trong Thông điệp đầu năm mới, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định hai miền Triều Tiên cần cải thiện quan hệ, Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán với Seoul về khả năng tham gia Thế vận hội Olimpic mùa Đông Pyeongchang 2018…

Chính phủ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngay sau đó đã bày tỏ hy vọng sự tham gia của Triều Tiên vào Thế vận hội tới sẽ giúp giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, theo đó mối quan hệ liên Triều tốt đẹp hơn sẽ tạo điều kiện để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng và thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa Mỹ với Triều Tiên.

Đại diện hai miền Triều Tiên tham gia đàm phán ngày 9-1 tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: New China

Ngày 9-1, cuộc đàm phán cấp cao đã diễn ra tại làng đình chiến Panmunjom và đạt được nhiều thành công hơn mong đợi. Trong suốt 11 giờ đàm phán, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều thể hiện thái độ xây dựng và thiện chí, tránh mọi động thái đối đầu. Trong khi Seoul tuyên bố sẽ cân nhắc tạm thời dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng để tạo điều kiện cho đoàn thể thao Triều Tiên dự Thế vận hội, thì ở chiều ngược lại, Triều Tiên cũng thông báo đã hoàn tất công tác bảo trì kỹ thuật để mở lại đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc ở bờ Tây, vốn bị cắt đứt gần 2 năm nay. Những thỏa thuận hai bên đạt được qua cuộc đàm phán cấp cao cũng đang được xúc tiến triển khai, hứa hẹn mang đến những kết quả trên thực tế.

Cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai miền sau hơn 2 năm đã thành công khi tạo nên không khí lạc quan và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên sau một thời gian dài lo âu. Thành công của cuộc đối thoại thực sự là “món quà” năm mới nhiều ý nghĩa không chỉ đối với nhân dân hai miền Triều Tiên, mà còn đối với khu vực nói chung.

Đối thoại mở ra đối thoại, đây đang là cách tiếp cận tạo khả năng phá vỡ bế tắc trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì làng đình chiến Panmunjom sẽ là nơi khởi động cho một hòa bình mới ở bán đảo Triều Tiên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7905
  1. 20 nước bàn chuyện Triều Tiên, Trung Quốc và Nga vắng mặt
  2. Báo Triều Tiên viết về đàm phán giữa Hàn Quốc – Triều Tiên
  3. Hàn Quốc, Triều Tiên tiếp tục đàm phán
  4. Triều Tiên tin tưởng khúc mắc với Hàn Quốc có thể giải quyết được
  5. Nước cờ của Triều Tiên
  6. Hai miền Triều Tiên sẽ hội đàm trong tuần tới
  7. Triều Tiên - Hàn Quốc tiếp tục tổ chức hội đàm vào 15-1
  8. Triều Tiên trao đổi về tiếp xúc cấp chuyên viên liên Triều
  9. Tình hình Triều Tiên đã hạ nhiệt nhưng sẽ giữ được trong bao lâu?
  10. Cảnh báo ‘giật mình’ của tướng Hàn về Triều Tiên
  11. Liên Hợp quốc hoan nghênh kết quả tích cực của đàm phán liên Triều
  12. Triều Tiên muốn Hàn Quốc dừng tập trận với Mỹ để cải thiện quan hệ liên Triều
  13. Ông Trump cởi mở với cuộc đàm phán Hàn-Triều
  14. Tín hiệu tích cực thúc đẩy cải thiện mối quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc
  15. Tổng thống Hàn Quốc bỏ ngỏ khả năng gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
  16. Hy vọng mới cho tương lai hai miền Triều Tiên
  17. Mỹ phản ứng gì sau đối thoại Hàn Quốc - Triều Tiên?
  18. Chuyên gia Mỹ: Triều Tiên đang làm những điều gây sửng sốt
  19. Triều Tiên chịu đối thoại: Các lệnh trừng phạt bắt đầu có tác dụng?
  20. Hàn Quốc sẽ không giảm cấm vận Triều Tiên
  21. Triều-Hàn phá băng quan hệ, điều gì xảy ra tiếp theo?
Video và Bài nổi bật