Cà Mau: Giảm nghèo còn không ít gian nan

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 2017, sau nhiều nỗ lực, với những giải pháp thiết thực, tỷ lệ hộ nghèo của Cà Mau đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, với số hộ nghèo còn khá đông, để thực hiện thành công kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 01 – 1,5% so với năm 2017 ở Cà Mau vẫn là vấn đề nan giải.
Cà Mau: Giảm nghèo còn không ít gian nan
Khó khăn về nhà ở của hộ nghèo ở Cà Mau là một thách thức

Qua rà soát, đến hết năm 2017, toàn tỉnh còn 17.754 hộ nghèo với 74.035 người, chiếm 5,96%, giảm 2%; số cận nghèo là 10.485 hộ với 42.164 người, chiếm 3,52%, giảm 0,31%. Tỉnh cũng còn 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10% đó là U Minh, Đầm Dơi và Trần Văn Thời.

Với quyết tâm thực hiện thành công chỉ tiêu đề ra, tỉnh đã đẩy mạnh triển khai các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giảm đến mức thấp nhất tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo điều tra, thực trạng hộ nghèo chủ yếu là thiếu tư liệu sản xuất và già yếu, bệnh tật, đặc biệt là tình trạng tách hộ. Vì vậy, việc giảm nghèo muốn bền vững thì không nên chạy theo thành tích mà cần có những giải pháp hỗ trợ thiết thực, kịp thời và đúng yêu cầu, như như hỗ trợ vay vốn, dạy nghề gắn với tạo việc làm, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. 

Thách thức đặt ra trong giảm nghèo ở Cà Mau là hộ nghèo thường không có tư liệu sản xuất, không vốn liếng, đông con, dân trí thấp, lại có hộ bệnh tật kéo dài làm kiệt quệ về kinh tế. Cùng với đó, vẫn còn tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước, tình trạng muốn được làm hộ nghèo lâu dài vì những lợi ích được hưởng...

Tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch số 53 ngày 15/6/2017 về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020. Theo đó, tổng cộng các nguồn kinh phí dự kiến thực hiện cho chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2017-2020 là 5.822 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã nhanh chóng cập nhật, thống nhất số liệu, các quy chuẩn... về tỷ lệ hộ nghèo, coi đó là cơ sở để các ngành, địa phương sử dụng thống nhất trong việc hoạch định chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp thực hiện các chương trình giảm nghèo cũng như chính sách an sinh xã hội.

 Nông dân được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để sản xuất rau sạch

Đặc biệt là hiện nay tỉnh Cà Mau vẫn còn hơn 1.702 hộ nghèo thuộc nhóm đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội. Từ năm 2018, hàng loạt các chính sách giảm nghèo như tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sẽ được tỉnh thực hiện đồng bộ.

Cà Mau phấn đấu đến năm 2020 bình quân mỗi năm cho vay 9.000 lượt hộ, mức cho vay tối đa 50 triệu đồng/hộ...  Mỗi năm sẽ có từ 8.000-10.000 lượt hộ nghèo được tiếp cận, thụ hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện chuyển giao kỹ thuật sản xuất bằng phương pháp tiếp cận các thực hành hiện trường, dễ tiếp thu cho người nghèo. Tỉnh sẽ sẽ tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đào tạo nghề cho khoảng 2.000-2.500 lao động nghèo/năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật