Nhiều cây cầu được xây mới cho bà con miền Tây đón Tết

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuối tháng 12/2017, nhiều cây cầu được khánh thành tại các tỉnh Bến Tre, Long An, cải thiện đời sống cho người dân trong khu vực.
Nhiều cây cầu được xây mới cho bà con miền Tây đón Tết
Ảnh minh họa

Từ nay đến Tết Nguyên đán, chương trình “Nhịp cầu ước mơ” sẽ hoàn thành 8 cây cầu để bà con miền Tây đón năm mới.

Long An: Hỗ trợ chuyển hoa kiểng vụ xuân

Xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, Bến Tre nằm trên cù lao Minh, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Cổ Chiên và Hàm Luông. Phù sa màu mỡ, khí hậu ôn hòa tạo nên một làng nghề được mệnh danh là "vương quốc" của các loại hoa kiểng và trái cây trù phú bậc nhất Nam Bộ.

Là xã trung tâm của “vương quốc” hoa kiểng, tuy nhiên cứ đến mỗi dịp cuối năm, bà con Tân Thiềng lại phập phồng lo lắng bởi nút thắt về giao thông đường bộ khiến chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy ngày một tăng cao. Hoa kiểng, cây giống lưu thông chậm làm rớt giá. Trừ vốn, công chăm sóc, sâu bệnh và phí vận chuyển, bà con chẳng lời được bao nhiêu.

Tuy nhiên năm nay mọi thứ đã khác, cây cầu Dr Thanh - Tân Thới vừa được khánh thành đã giúp bà con giảm nỗi lo mùa Tết. Cầu dài 30 m, rộng 2,5 m, tuổi thọ trung bình khoảng 20-30 năm, trọng tải 3 tấn với chi phí xây dựng khoảng 700 triệu đồng.

Anh Trần Quang Lên, Phó Chủ tịch xã Tân Thiềng cho biết: “Bà con người dân rất phấn khởi. Cây cầu mới bắc ngang ấp Tân Thạnh và Phú Thới đã rút ngắn quãng đường từ xã lên huyện tới 3-4 km, giúp việc chuyển hoa kiểng ra quốc lộ 57 về các điểm hoa xuân tại các tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM nhanh chóng hơn”.

Long An: Học sinh vùng biên an toàn đến trường

Xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, Long An nằm sát biên giới Campuchia, thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Đây cũng là nơi đón đầu mùa nước nổi hàng năm từ thượng nguồn Mekong đổ về.

Ở vùng đất chua phèn này, người dân sống dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi và các rừng tràm là chính. Kênh rạch chằng chịt, tháng 8 mùa nước nổi về trắng xóa, bà con Bình Phong Thạnh sống chung với lũ. Người dân nơi đây còn thường xuyên thấm thỏm lo âu cho con cái mỗi khi đến trường trên cây cầu ván ấp 1 đã mục nát khiến tai nạn xảy ra thường xuyên.

Cây cầu ván được người dân địa phương tự làm từ cách đây gần 10 năm trước nay đã xuống cấp nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra tai nạn.

Ông Trương Tiến Dũng, Bí thư xã cho biết hàng năm khi mùa lũ về bà con chỉ sử dụng ghe xuồng. “Mùa khô, cây cầu xuống cấp nghiêm trọng cản trở việc vận chuyển nông sản. Vào mùa thu hoạch, chỉ cần chậm vài ngày là lúa dễ mất giá. Giao thông thủy thì gặp khó bởi lục bình tràn ngập mặt sông, cản trở tàu bè đi lại”, ông Dũng kể. 

Trước khó khăn của bà con, nhãn hàng trà thanh nhiệt Dr Thanh đã xây cầu thép dây văng dài 50 m có tổng giá trị 840 triệu đồng nối liền ngã 3 sông làm quà Tết cho bà con xã Bình Phong Thạnh. Sáng ngày 26/12, cây cầu Dr Thanh - Cả Gừa đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng.

Cây cầu Dr Thanh - Cả Gừa mở ra nhiều cơ hội phát triển cho địa phương trong năm mới.

Thầy Lê Ngọc Vượng, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Dinh cho biết: “Giờ thì các em không lo ngã cầu, té sông, không phải phơi sách vở, quần áo giữa sân trường nữa rồi”.

Cùng chung niềm vui, ông Trương Tiến Dũng, Bí thư xã : “Có cầu mới thuận tiện, hàng hóa của bà con sẽ được vận chuyển nhanh hơn. Giao thông cải thiện sẽ hỗ trợ du lịch, thu hút du khách tham quan Trung tâm bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười để tạo thêm thu nhập cho bà con và địa phương”.

Trước đó vào đầu tháng 12, hãng nước giải khát này cũng đã khởi công xây dựng cầu thép dây văng tại huyện U Minh Thượng, Kiên Giang và thị xã Giá Rai, Bạc Liêu, mỗi cây cầu trị giá khoảng 700 triệu đồng. Bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát cho biết tới Tết Nguyên đán, doanh nghiệp này sẽ trao tặng tổng cộng 8 cây cầu trong chương trình “Nhịp cầu ước mơ” làm quà Tết cho bà con các tỉnh miền Tây Nam Bộ.   

Xem Video: Đồng Tháp: Nhiều cây cầu được xây dựng nhờ người khuyết tật

//

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật